Thủ tướng Áo Nehammer đã kêu gọi công ty năng lượng lớn nhất của Nga Gazprom nạp lại cơ sở lưu trữ nếu không sẽ phải đối mặt với hậu quả không thể lường trước được.
Thủ tướng Áo Karl Nehammer đã kêu gọi tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga nạp lại cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên gần Salzburg, trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Kleine Zeitung hôm 13/5.
Theo công bố, cơ sở ngầm Haidach gần Salzburg là kho khí đốt lớn thứ hai ở Trung Âu và có thể chứa khoảng 1/4 lượng khí đốt tiêu thụ hàng năm của Áo. Nó thuộc về công ty năng lượng lớn nhất của Nga Gazprom và hiện đang đang bị bỏ trống.
“Chúng tôi cũng đang xem xét rõ ràng và kiên quyết về cơ sở lưu trữ khổng lồ của Gazprom ở Haidach. Nếu chúng không được lấp đầy, chúng tôi sẽ xem xét các biện pháp phú hợp để lấp đầy kho đó,” Nehammer nói.
Ông nói với tờ báo rằng, Áo không có khả năng quốc hữu hóa kho, nhưng “có những cách khác để tiếp cận mở kho.”
Thủ tướng Áo cảnh báo, “Gazprom có hai lựa chọn, một là tiếp tục cấp khí đốt hoặc không thì những công ty khác sẽ thay Gazprom làm điều đó bằng chính nhà máy của họ.”
Ông Nehammer nhấn mạnh rằng cơ sở Haidach có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với cả Đức và các quốc gia liên bang phía tây ở Áo.
Nhà cung cấp khí đốt của Nga trước đây đã tuyên bố rằng họ hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng cách cung cấp theo đơn đặt hàng của các khách hàng châu Âu.
Tháng trước, Vienna đã chấp nhận các điều khoản của Nga đối với một kế hoạch thanh toán mới dựa trên đồng rúp cho việc vận chuyển khí đốt. Bộ trưởng Năng lượng của nước này, Leonore Gewessler, gần đây đã xác nhận rằng khí đốt đang được cung cấp cho Áo mà không bị gián đoạn.
Bà nói thêm rằng nếu không có nguồn cung cấp nhiên liệu từ Nga trong năm nay, sẽ không thể lấp đầy các kho chứa trước mùa đông, nhưng Vienna cũng sẽ tìm cách đa dạng hóa các nguồn cung.
Moscow đã giới thiệu một cơ chế thanh toán khí đốt mới vào cuối tháng 3. Điều này nhắm vào các quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga để đáp trả hoạt động quân sự của họ ở Ukraine.
Theo đó, các công ty khí đốt và dầu Nga sẽ yêu cầu người mua, trong khi vẫn thanh toán bằng đơn vị tiền tệ mà họ lựa chọn, thiết lập tài khoản rúp với ngân hàng Gazprombank của Nga để các khoản thanh toán được chuyển đổi sang tiền tệ của Nga để thanh toán nhà cung cấp khí đốt.
Theo Bloomberg, có tổng cộng 20 công ty châu Âu đã mở tài khoản bằng đồng rúp tính đến ngày 12/5.

Nhà cung cấp khí đốt của Nga trước đây đã tuyên bố rằng họ hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng cách cung cấp nguồn cung cấp theo đơn đặt hàng của các khách hàng châu Âu. (Nguồn: RT)
Trước đó, Nga đã tuyên bố cắt cung cấp điện cho Phần Lan vì nước này không chịu thanh toán khí đốt bằng đồng rúp như yêu cầu trước đó của Tổng thống Nga Putin đối với các quốc gia không thân thiện.
Công ty điện lực Inter RAO của Nga sẽ ngừng xuất khẩu điện sang Phần Lan từ ngày 14/5, công ty lưới điện của Phần Lan cho biết hôm 13/5.
Theo Fingrid, dẫn nguồn từ Inter RAO, việc buôn bán điện nhập khẩu từ Nga sẽ bị đình chỉ do khó khăn trong việc thanh toán tiền điện bán ra thị trường.
RAO Nordic, một công ty con của Inter RAO của Nga có trụ sở tại Phần Lan cho biết: “Chúng tôi buộc phải tạm ngừng nhập khẩu điện bắt đầu từ ngày 14/5 và nói thêm rằng họ “không thể thanh toán cho lượng điện nhập khẩu từ Nga”.
Fingrid cho biết “Không có mối đe dọa nào đối với sự đầy đủ điện ở Phần Lan,” lưu ý rằng điện từ Nga chỉ chiếm 10% tổng lượng tiêu thụ của Phần Lan.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 4/5 đã ký một sắc lệnh đưa ra một thủ tục tạm thời để phân chia lợi nhuận của các công ty trong nước Nga. (Nguồn: RT)
Phó chủ tịch cấp cao Reima Päivinen của Fingrid cho biết, nguồn cung giảm có thể được bù đắp bởi nhập khẩu tăng từ Thụy Điển, cũng như một phần do sản xuất trong nước.
Tháng trước, Fingrid cho biết họ sẽ hạn chế khả năng truyền tải của các kết nối xuyên biên giới từ Nga, trong một nỗ lực nhằm bảo vệ an ninh cho hệ thống năng lượng của họ.
Truyền thông Phần Lan cũng đưa tin rằng Nga có thể ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho Phần Lan vào thứ Sáu do quốc gia này nỗ lực gia nhập NATO. Nga chưa xác nhận các báo cáo.
Mời các bạn xem thêm Video đang được nhiều người quan tâm