Bộ trưởng Phát triển Đức tin rằng "hàng triệu người" có thể chịu ảnh hưởng vì hành động quân sự đang diễn ra ở Ukraine. Cơ quan lương thực cho rằng cuộc xung đột ở Ukraine khiến giá lương thực toàn cầu tăng mức cao kỉ lục.
Bộ trưởng Hợp tác và Phát triển Kinh tế Đức, bà Svenja Schulze nói với tờ Bild rằng, thế giới sắp phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực cấp tính do giá lương thực tăng vọt. Đồng thời, bà cũng cảnh báo về một nạn đói chưa từng thấy kể từ Thế chiến II. Bộ trưởng Đức đã nêu nguyên nhân của nguy cơ xảy ra nạn đói toàn cầu này là do tác động đại dịch Covid-19 và chiến dịch quân sự đang diễn ra ở Ukraine.
Bộ trưởng Đức nói thêm rằng, “theo Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ, “hơn 300 triệu người” đang phải chịu nạn đói nghiêm trọng và LHQ phải “liên tục sửa đổi” dữ liệu này do số lượng tăng lên theo thời gian.”
Bà Schulze cảnh báo, giá lương thực trên toàn thế giới đã tăng 1/3 và đạt “mức kỷ lục”. Đồng thời bà cho biết thêm rằng, “thông điệp chúng ta đang phải đối mặt chính là nạn đói tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II".

Đức cảnh báo về nạn đói toàn cầu, giá lương thực thế giới đạt mức cao mới. (Nguồn: RT)
Trong tuyên bố ngày 6/5, Chương trình Lương thực Thế giới đã cảnh báo rằng "44 triệu người trên thế giới đang tiến dần đến thảm họa chết đói" vì ngũ cốc của Ukraine không thể cung cấp đến họ và kêu gọi mở các cảng Biển Đen để số ngũ cốc này có thể được chuyển đến người thiếu thốn.

Chương trình Lương thực Thế giới đã cảnh báo rằng "44 triệu người trên thế giới đang tiến dần đến thảm họa chết đói" vì ngũ cốc của Ukraine không thể cung cấp đến họ. (Nguồn: RT)
Xung đột đang diễn ra ở Ukraine đã làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu ngũ cốc toàn cầu khi giá lúa mì tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm vào tháng 3. Cả Nga và Ukraine đều là những nhà cung cấp lúa mì lớn, chiếm khoảng 30% xuất khẩu toàn cầu.
Trước đó, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho biết, giá lương thực toàn cầu đã tăng lên mức cao lịch sử vào tháng 3/2022 do nguồn cung ngũ cốc và dầu ăn bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột ở Ukraine.
FAO cho biết trong một tuyên bố, “giá thực phẩm thế giới đã có bước nhảy vọt đáng kể trong tháng 3, đạt mức cao nhất từ trước đến nay, do chiến tranh ở khu vực Biển Đen đã gây ra những cú sốc qua các thị trường ngũ cốc và dầu thực vật”.

Xung đột đang diễn ra ở Ukraine đã làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu ngũ cốc toàn cầu khi giá lúa mì tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm vào tháng 3. (Nguồn: RT)
Cơ quan này cho biết thêm, mức tăng hiện tại bao gồm mức cao nhất mọi thời đại đối với dầu thực vật, ngũ cốc và thịt, lưu ý rằng giá đường và các sản phẩm từ sữa cũng tăng đáng kể.
FAO gần đây cũng cảnh báo rằng giá thực phẩm và thức ăn chăn nuôi có thể tăng thêm tới 20% do hậu quả của cuộc xung đột Nga-Ukraine và dẫn đến sự gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng trên toàn cầu.
Nga và Ukraine là những nước xuất khẩu lúa mì, ngô, lúa mạch và dầu hướng dương lớn nhất thế giới. Xuất khẩu của Ukraine đã bị đình trệ và các lệnh trừng phạt đối với Nga có thể ảnh hưởng đến việc giao hàng của chính nước này vì các cảng Biển Đen được sử dụng để vận chuyển ngũ cốc vẫn bị phong tỏa. Các nhà phân tích trong ngành lo ngại thời vụ gieo trồng ở Ukraine cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng hiện nay.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho biết, giá lương thực toàn cầu đã tăng lên mức cao lịch sử vào tháng 3/2022. (Nguồn: RT)
Người đứng đầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ngozi Okonjo-Iweala, cảnh báo tình hình có thể dẫn đến nạn đói và bạo loạn lương thực ở các nước nghèo, đặc biệt là ở châu Phi. Bà chỉ rõ rằng nhập khẩu lương thực từ khu vực Biển Đen là rất quan trọng đối với sự tồn tại của 35 quốc gia châu Phi.
Trong khi đó, FAO cũng hạ dự báo sản lượng lúa mì toàn cầu năm 2022 xuống 784 triệu tấn so với dự báo 790 triệu tấn của tháng trước, với lý do có khả năng ít nhất 20% diện tích vụ đông của Ukraine sẽ không được thu hoạch. Nó cũng cắt giảm dự báo về thương mại ngũ cốc toàn cầu trong năm tiếp thị hiện tại do xuất khẩu ở Biển Đen bị gián đoạn. Tuy nhiên, cơ quan này lưu ý rằng xuất khẩu lớn hơn từ Ấn Độ, EU, Argentina và Mỹ có thể phần nào bù đắp cho việc thiếu hụt này.
Mời các bạn xem thêm Video đang được nhiều người quan tâm