Tạo tài khoản với email

Đăng nhập với

Đời sống

Dịp Rằm tháng 7, người Hà Nội hóa vàng mã khắp nơi, lò đốt nghi ngút khói

Chí Hiếu . Thứ tư 30/08/2023 , 07:00 (GMT+7)

Đốt vàng mã là một trong những thói quen từ lâu nay của nhiều gia đình, đặc biệt vào dịp ngày Rằm tháng 7.

Kinh tế càng khó khăn lại càng đốt nhiều?

Vào những ngày này, trên khắp cả nước, các gia đình đều thành kính chuẩn bị ngày lễ Vu Lan. Với nhiều gia đình, đây là ngày lễ lớn thứ 2 trong năm sau Tết Nguyên Đán, bởi đây là ngày xá tội vong nhân và lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ.

Người dân đi lễ ở Phủ Tây Hồ.

Người dân đi lễ ở Phủ Tây Hồ.

Không chỉ có những mâm lễ cúng cầu kỳ với đủ các món ăn hấp dẫn, đầy màu sắc mà quan niệm "trần sao, âm vậy" khiến cho những thứ đồ vàng mã giờ đây chẳng thể thiếu trong dịp ngày Rằm tháng 7.

Ghi nhận tại các cửa hàng chạy dọc lối dẫn vào Phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) thời điểm trước ngày Rằm tháng 7, ngoài hoa quả, oản, hương... thì thứ không thể thiếu trong những mâm lễ đó chính là tiền vàng, phía bên trong Phủ Tây Hồ lò hóa tiền vàng luôn nghi ngút khói, người dân liên tục phải chờ nhau để đến lượt hóa vàng.

Phủ Tây Hồ trước ngày Rằm tháng 7 cũng đã đông đúc dần vào thời điểm cuối chiều.

Phủ Tây Hồ trước ngày Rằm tháng 7 cũng đã đông đúc dần vào thời điểm cuối chiều.

Đã 37 năm bán hàng cạnh Phủ Tây Hồ, bà Hà chia sẻ việc kinh tế càng khó khăn nhưng lượng người đến đền, phủ ngày càng tăng, bởi nghịch lý càng khó khăn người ta lại càng cầu tài lộc, may mắn, những người như bà Hà cũng vì thế việc kinh doanh vàng mã là nguồn kinh tế chính để bà duy trì cửa hàng suốt bao nhiêu năm tại đây.

Bà Hà - Người đã có 37 năm làm nghề sắp đồ lễ Phủ Tây Hồ.

Bà Hà - Người đã có 37 năm làm nghề sắp đồ lễ Phủ Tây Hồ.

Empty

Ngồi chuẩn bị lễ cho ngày chính vào Rằm tháng 7 (15/7 âm lịch) vào ngày mai (30/8). Bà Hà tâm sự: "Chúng tôi bao nhiêu năm nay sống bằng nghề buôn vàng mã, cứ hết là lại gọi người buôn mang từ Bắc Ninh sang, chứ hoa quả làm lễ chỉ bán đắt 5.000 - 10.000 đồng là người ta biết ngay.

Thông thường lễ đầy đủ để vào phủ rơi vào 215.000 đồng là đầy đủ nhất gồm vàng mã, hương, hoa, trầu cau và ngũ quả, còn bình dân 1 gói bánh, bó hoa và lễ tiền vàng chỉ có 60.000 đồng vào làm lễ cũng xong.

Những phần lễ có giá từ vài chục nghìn đồng đến hàng trăm nghìn đồng tùy vào kinh tế của người mua, tuy nhiên thứ không thể thiếu trong những mâm lễ chính là tiền vàng.

Những phần lễ có giá từ vài chục nghìn đồng đến hàng trăm nghìn đồng tùy vào kinh tế của người mua, tuy nhiên thứ không thể thiếu trong những mâm lễ chính là tiền vàng.

Giải thích về việc có một số người mang những tập vàng mã lớn dâng lên phủ, người phụ nữ gần 4 thập kỷ sắp lễ cho khách vào Phủ Tây Hồ giải thích, "một số người vào lễ họ thực hiện việc "biếu các ngài nhân tháng Vu Lan" tức biếu vàng mã những vong hồn không nhà không cửa, lang thang đến những nơi thờ cúng".

Mâm lễ với nhiều món đồ vàng mã lớn được một người phụ nữ cẩn thận chuẩn bị.

Mâm lễ với nhiều món đồ vàng mã lớn được một người phụ nữ cẩn thận chuẩn bị.

Tuy vậy số lượng người dân đến vào thời điểm dịp Rằm tháng 7 đông nhưng không phải là nhiều nhất, bà Hà tiết lộ thời điểm dâng lễ nhiều nhất phải vào đầu năm và cuối năm, khi đó người dân đến phủ cầu tài, cầu lộc, còn thời điểm này chủ yếu người dân đến cầu bình an.

Lò hòa vàng tại Phủ Tây Hồ đông kín người.

Lò hòa vàng tại Phủ Tây Hồ đông kín người.

Tại Phủ Tây Hồ có thể thấy tiền vàng là thứ không thể thiếu trong các mâm lễ của nhiều người dân. Phải xếp hàng để chờ đến lượt mình hóa vàng, Vũ Tuấn Hùng (Long Biên, TP Hà Nội) chia sẻ đến với Phủ Tây Hồ làm lễ sớm hơn 1 ngày, cũng là bởi tránh ngày chính bị đông đúc quá.

"Ngày hôm nay đến nơi mua lễ rồi vào cầu bình an cho gia đình, mâm lễ tôi để chút tiền vàng để hóa sau khi xin lộc. Những năm gần đây tôi thấy việc giảm thiểu vàng mã là đúng đắn vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tránh lãng phí", ông Hùng cho biết thêm.

Chi Huyền 1 người dân đến từ Hưng Yên, việc làm của chị sau khi làm lễ xong là tiến tới lò hóa vàng mã.

Chi Huyền 1 người dân đến từ Hưng Yên, việc làm của chị sau khi làm lễ xong là tiến tới lò hóa vàng mã.

Lò hóa vàng sau khi đốt, khói bốc nghi ngút.

Lò hóa vàng sau khi đốt, khói bốc nghi ngút.

Empty

Chị Huyền (trú tại Hưng Yên) cho biết mọi năm chị hay đi đền Mẫu ở Hưng Yên, năm nay chị đi Phủ Tây Hồ, cũng chuẩn bị hoa quả và 1 chút tiền vàng.

Đối với chị Huyền, người thường xuyên đi đến đền, phủ cho biết, bản thân thường mua hoa quả để đi làm lễ rồi sau đó lấy lộc về cho con cháu trong nhà, vừa thực tế lại tránh lãng phí. Tuy nhiên việc đi lễ vẫn phải có chút tiền vàng để dâng lên ban.

Đốt vàng mã gây tốn kém

Trên đường phố Hà Nội, những ngày này không khó để bắt gặp cảnh người dân ra bên đường hóa vàng, một phần là bởi việc có không gian thoáng hơn, phần còn lại là tránh việc không may xảy ra hỏa hoạn.

Bà Ngân đứng chờ người nhà hóa vàng trước cửa nhà trên phố Tôn Đức Thắng.

Bà Ngân đứng chờ người nhà hóa vàng trước cửa nhà trên phố Tôn Đức Thắng.

Đã từng bỏ ra cả triệu đồng để mua vàng mã cúng gia tiên vào dịp ngày Rằm tháng 7, bà Nguyễn Thị Ngân (Đống Đa, TP Hà Nội) giờ đây chỉ mua vài trăm nghìn đồng tiền vàng mã.

Bà Ngân kể: "Ngày trước tôi làm mâm lễ rất cầu kỳ, đồ vàng mã cho nhiều ban thờ tổ tiên nên lần nào đi sắp đồ cho "người âm" cũng phải mất cả triệu. Nhưng giờ đây việc đơn giản đi, đốt ít hơn vừa tiết kiệm kinh tế và đảm bảo an toàn". 

Tuy vậy bà Ngân cũng như không ít người dân khác chia sẻ đó cũng là lòng tin của mỗi người, việc bỏ hoàn toàn việc sử dụng vàng mã không phải là chuyện dễ dàng.

Người phụ nữ đốt vàng mã ngay trên phố.

Người phụ nữ đốt vàng mã ngay trên phố.

Chia sẻ về thói quen đốt vàng mã của nhiều người dân, Thượng toạ Thích Thanh Huân (Phó chánh Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam) cho rằng, dịp lễ Vu Lan đang bị yếu tố mê tín, phi Phật giáo tác động, trong đó có tục đốt vàng mã.

"Việc đốt vàng mã đã đi sâu vào trong tiềm thức mọi nhà. Ở nhà chùa lâu nay luôn vận động người dân không đốt vàng mã. Việc này ở chùa cũng đã giảm thiểu được, tuy nhiên tại các gia đình, các nơi vẫn đốt.

Hiện nay còn mặt trái nữa là một số người đi xem ông đồng bà cốt, xem bói toán nói phải đốt hết đồ vàng mã này đến đồ kia… Đừng nghĩ đốt nhiều vàng mã mùa Vu Lan là báo hiếu cha mẹ, tổ tiên", Thượng toạ Thích Thanh Huân chia sẻ.

PGS. TS Lê Quý Đức – nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển cũng chia sẻ về việc đốt vàng mã: "Việc đốt vàng mã phản ánh đời sống thế tục trên trần gian, việc đó về mặt nhận thức có tính chất duy tâm, tưởng tượng trần sao âm vậy.

Quan điểm đó không xấu, đốt một tí không sao đừng lạm dụng việc đốt vàng mã. Nếu chúng ta đã nghĩ trần sao âm vậy thì hiện nay có phong trào bảo vệ môi trường, tiết kiệm tránh lãng phí. Nếu người âm có hồn vía, phách tồn tại cũng phải biết bảo vệ môi trường. Việc đốt vàng mã phải tiêu tốn bao nhiêu gỗ, nứa… làm ra giấy, vàng mã".

Việc kêu gọi bảo vệ môi trường đang được hưởng ứng mạnh mẽ, theo PGS. TS Lê Quý Đức gợi ý, thay vì tiêu tốn nhiều tiền mua vàng mã đốt gây lãng phí chúng ta có thể dùng số tiền đó làm từ thiện, mua sách vở cho học sinh khu vực khó khăn, ủng hộ người nghèo khó.

Bài liên quan

Hội chị em đảm 'flex' mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 đẹp xuất sắc, ai ngắm cũng mê

Hội chị em đảm 'flex' mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 đẹp xuất sắc, ai ngắm cũng mê

Những mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 (Vu Lan báo hiếu) đủ vị, từ mặn đến chay với nhiều màu sắc rực rỡ được chị em đảm tự tay chuẩn bị để bày tỏ tâm hiếu kính đến ông bà, tiên tổ đã khuất khiến không ít người phải xuýt xoa khen ngợi.

Cách sắp lễ vật và văn khấn cúng cô hồn ngày Rằm tháng 7 đầy đủ nhất

Cách sắp lễ vật và văn khấn cúng cô hồn ngày Rằm tháng 7 đầy đủ nhất

Mâm cúng cô hồn hay còn gọi là mâm cúng chúng sinh Rằm tháng 7 là một phong tục phổ biến ở Việt Nam vào tháng 7 âm lịch.

Những loại hoa nào nên và không nên dâng lên bàn thờ vào ngày Rằm tháng 7

Những loại hoa nào nên và không nên dâng lên bàn thờ vào ngày Rằm tháng 7

Cúng Rằm tháng 7 là phong tục có từ lâu đời của mỗi gia đình người Việt. Vào ngày này có rất nhiều loại loài hoa vừa đẹp, vừa thơm để dâng. Nhưng không phải hoa nào cũng có thể cúng lễ, mà cần chọn lựa kỹ càng.

Đọc thêm

Tử vi tuổi Tuất năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh có vận đào hoa khởi sắc

Đời sống

Tử vi tuổi Tuất năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh có vận đào hoa khởi sắc

12/02/2024

Tử vi tuổi Tuất năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Mậu Tuất 1958, Canh Tuất 1970, Nhâm Tuất 1982, Giáp Tuất 1994, Bính Tuất 2006.

Tử vi tuổi Dậu năm Giáp Thìn 2024: Gợi ý năm sinh đón tin vui tài lộc

Đời sống

Tử vi tuổi Dậu năm Giáp Thìn 2024: Gợi ý năm sinh đón tin vui tài lộc

12/02/2024

Tử vi tuổi Dậu năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Đinh Dậu 1957, Kỷ Dậu 1969, Tân Dậu 1981, Quý Dậu 1993, Ất Dậu 2005.

Tử vi tuổi Ngọ năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh gặt hái được những thành công

Đời sống

Tử vi tuổi Ngọ năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh gặt hái được những thành công

12/02/2024

Tử vi tuổi Ngọ năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Giáp Ngọ 1954, Bính Ngọ 1966, Mậu Ngọ 1978, Canh Ngọ 1990, Nhâm Ngọ 2002.

Tử vi tuổi Tỵ năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh tài khí tăng mạnh

Đời sống

Tử vi tuổi Tỵ năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh tài khí tăng mạnh

11/02/2024

Tử vi tuổi Tỵ năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Ất Tỵ 1965, Đinh Tỵ 1977, Kỷ Tỵ 1989, Tân Tỵ 2001.

Tử vi tuổi Thìn năm Giáp Thìn 2024: Điềm báo tin vui tài lộc, sự nghiệp

Đời sống

Tử vi tuổi Thìn năm Giáp Thìn 2024: Điềm báo tin vui tài lộc, sự nghiệp

11/02/2024

Tử vi tuổi Thìn năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Giáp Thìn 1964, Bính Thìn 1976, Mậu Thìn 1988, Canh Thìn 2000.

Hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp để gia tiên độ trì bình an quanh năm?

Đời sống

Hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp để gia tiên độ trì bình an quanh năm?

11/02/2024

Hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp, giờ nào tốt để đón tài lộc, may mắn, thuận lợi về cho gia đình, cho gia đình năm mới an khang thịnh vượng.

Tử vi tuổi Mão năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh thu hút tài lộc

Đời sống

Tử vi tuổi Mão năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh thu hút tài lộc

11/02/2024

Tử vi tuổi Mão năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Quý Mão 1963, Ất Mão 1975, Đinh Mão 1987, Kỷ Mão 1999.

Tử vi tuổi Dần năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh đón may mắn tài lộc

Đời sống

Tử vi tuổi Dần năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh đón may mắn tài lộc

10/02/2024

Tử vi tuổi Dần năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Nhâm Dần 1962, Giáp Dần 1974, Bính Dần 1986, Mậu Dần 1998, Canh Dần 2010.

Tử vi tuổi Sửu năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh thăng chức, tăng lương thần tốc

Đời sống

Tử vi tuổi Sửu năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh thăng chức, tăng lương thần tốc

10/02/2024

Tử vi tuổi Sửu năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Tân Sửu 1961, Quý Sửu 1973, Ất Sửu 1985, Đinh Sửu 1997, Kỷ Sửu 2009.

Ngắm bộ sưu tập tiền hình rồng ấn tượng của chàng trai 9x tại Hà Nội

Multimedia

Ngắm bộ sưu tập tiền hình rồng ấn tượng của chàng trai 9x tại Hà Nội

10/02/2024

Là người đã có hàng chục năm sưu tập tiền, nhưng anh Phùng Văn Hùng vẫn luôn cảm thấy mình rất may mắn khi được sở hữu bộ sưu tập tiền hình rồng qua nhiều thời kỳ.