Tạo tài khoản với email

Đăng nhập với

Hà Nội còn thiếu 49 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tại 8 quận

Quỳnh Ngân - Thứ tư, 18/10/2023, 07:39

Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội đang thiếu 49 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tại 8 quận (Ba Đình, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai). Việc thiếu trường học đã tạo nên tình trạng quá tải tại các trường công lập và áp lực cho công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2023 - 2024.

Đại diện UBND TP Hà Nội thông tin tại phiên họp giải trình về công tác xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia và đầu tư cải tạo, xây mới trường mầm non, trường phổ thông của TP Hà Nội, diễn ra chiều 17/10.

Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, một số tồn tại trong thực hiện quy hoạch mạng lưới trường học của thành phố. 

Cụ thể, theo quy định, tối thiểu mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS và 3 - 5 vạn dân có 1 trường THPT. Tuy nhiên, vẫn còn một số phường thuộc các quận nội thành thiếu trường học. 

Hà Nội còn thiếu 49 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tại 8 quận. (Ảnh minh họa - Chí Hiếu)

Hà Nội còn thiếu 49 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tại 8 quận. (Ảnh minh họa - Chí Hiếu)

Số thiếu gồm 49 trường mầm non, tiểu học, THCS. Cụ thể, 8 quận có phường thiếu trường học, gồm: 

  • Quận Ba Đình thiếu 2 trường THCS (thuộc phường Điện Biên và phường Liễu Giai); 
  • Quận Bắc Từ Liêm thiếu 2 trường tiểu học và 2 trường THCS (thuộc phường Cổ Nhuế 1 và Xuân Tảo); 
  • Quận Cầu Giấy thiếu 1 trường THCS phường Quan Hoa; 
  • Quận Đống Đa thiếu 3 trưởng tiểu học (thuộc phường Quốc Tử Giám, Khâm Thiên, Ngã Tư Sở) và thiếu 6 trường THCS (thuộc phường Quốc Tử Giám, Trung Liệt, Thổ Quan, Khâm Thiên, Phương Liên, Ngã Tư Sở; Quận Hà Đông thiếu 1 trường THCS thuộc phường Yết Kiêu; 
  • Quận Hai Bà Trưng thiếu 1 trường tiểu học ở phường Nguyễn Du, thiếu 5 trường THCS (phường Bùi Thị Xuân, Bách Khoa, Đống Mác, Đồng Tâm, Ngô Thì Nhậm);
  • Quận Hoàn Kiếm thiếu 2 trường mầm non (phường Hàng Bông, Hàng Đào), thiếu 7 trường tiểu học (các phường: Cửa Đông, Cửa Nam, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Đào, Hàng Mã), thiếu 2 trường THCS (các phường Cửa Đông, Cửa Nam, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Trần Hưng Đạo);
  • Quận Hoàng Mai thiếu 2 trường mầm non (Khu đô thị Tây Nam Linh Đàm, Khu đô thị Pháp Vân Tứ Hiệp), thiếu 1 trường tiểu học (Khu đô thị Pháp Vân Tứ Hiệp), thiếu 3 trường THCS (Khu đô thị Tây Nam Linh Đàm, Khu đô thị Pháp Vân Tứ Hiệp, Khu đô thị Bắc Linh Đàm). 

Cũng theo UBND TP Hà Nội cho hay, việc phát triển mạng lưới trường học theo quy hoạch không bắt kịp so với tốc độ gia tăng dân số, gây ra hiện tượng quá tải cục bộ tại một số khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh.

Tình trạng thiếu trường, lớp học tập trung tại các quận nội đô không còn quỹ đất để xây dựng mới hoặc mở rộng trường học dẫn đến vượt quy định về số học sinh/lớp, số lớp/trường, không đạt chỉ tiêu diện tích đất/học sinh, trường học vượt quy mô đào tạo không đạt chuẩn quốc gia.  

Theo UBND TP, các trường học còn thiếu (do chưa được đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt) hoặc thiếu đất để xây dựng trường (chủ yếu tập trung tại các quận nội thành), trong khi các quỹ đất mới, đất trống để bổ sung trên địa bàn không còn. 

Các trường học chưa được xây dựng đa phần nằm trong các quỹ đất cơ sở sản xuất xí nghiệp công nghiệp, đất cơ quan, bộ ngành, trường cao đẳng, đại học hoặc trong các khu đô thị (chưa được đầu tư đồng bộ giữa nhà ở và các công trình hạ tầng thiết yếu trong đó có trường học các cấp) nhưng chưa có phương án di dời cụ thể để thực hiện bổ sung xây dựng theo định hướng quy hoạch. 

Quỹ đất dành cho trường học tại các quận hiện rất hạn chế, do vậy, việc đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng đạt tiêu chí trường công lập đạt chuẩn quốc gia khó khăn (đặc biệt các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy). 

Một số trường học nằm ngoài đê sông Hồng thuộc một số xã, phường, quận, huyện trên địa bàn thành phố, khi triển khai thực hiện dự án cải tạo, xây mới vướng vào pháp lệnh bảo vệ đê điều nên không thể triển khai thực hiện. 

Bà Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội. (Ảnh: T.Đ.)

Bà Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội. (Ảnh: T.Đ.)

Bà Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cũng nêu tình hình đầu tư xây dựng trường học tại các khu đô thị. Tại Hà Nội có khoảng 174 dự án khu đô thị, khu nhà ở có quy mô từ 2 ha trở lên, trong đó có 119 dự án có quy hoạch 393 trường học (55 dự án không quy hoạch bố trí trường học). 

Về tiến độ xây dựng trường học tại 119 dự án khu đô thị, đến nay, đã hoàn thành hoặc đang triển khai xây dựng 117 trường học, trong đó 46 trường mầm non, 35 trường tiểu học, 21 trường THCS, 4 trường THPT, 11 trường liên cấp. Chưa triển khai xây dựng 269 trường (139 trường mầm non, 64 trường tiểu học, 38 trường THCS, 19 trường THPT, 9 trường liên cấp). 

Bà Hà cũng chỉ ra một số tồn tại trong triển khai xây dựng các công trình trường học tại các khu đô thị. Đa số các dự án hệ thống trường học chưa được đầu tư xây dựng theo tiến độ, do nhiều nguyên nhân. 

Một số khu đất để xây dựng trường mầm non, trường tiểu học và trường THCS trong các khu đô thị mới còn chậm và khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng; việc xây dựng trường học do thu hồi vốn chậm nên các chủ đầu tư chưa thực sự quan tâm đầu tư. 

Cùng đó, một số dự án xây dựng trường học theo quy hoạch tại thị xã Sơn Tây, huyện Sóc Sơn, Hoài Đức, Đan Phượng phải điều chỉnh quy hoạch hoặc chưa có quy hoạch phân khu được phê duyệt, bị chậm tiến độ.

Ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội. (Ảnh: H.N.M.)

Ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội. (Ảnh: H.N.M.)

Tại phiên họp, ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay, Hà Nội là địa bàn rất đông học sinh với khoảng 2,3 triệu em và số lượng học sinh tăng theo từng năm, tăng từ 40.000-50.000 học sinh/năm.

“Mỗi năm, Hà Nội phải xây dựng mới từ 30 - 40 trường học. Do đó trách nhiệm của ngành giáo dục và đào tạo rất nặng nề và công tác đầu tư, xây dựng rất lớn”, ông Cương nói.

Ông Cương cũng thừa nhận, việc các trường hiện nay vượt quá sĩ số 35 học sinh/lớp ở cấp tiểu học, 45 học sinh/lớp ở cấp THPT là rất nhiều. Đây là tiêu chí rất khó khăn với các trường trên địa bàn để đáp ứng đạt chuẩn quốc gia.

Như năm nay, có 116.000 học sinh thi vào lớp 10 Hà Nội, trong khi tổng số chỗ học vào lớp 10 năm qua toàn thành phố là 138.600 (đến từ 118 trường công lập, 106 trường tư thực, 50 trường cao đẳng nghề có đào tạo văn hóa, 29 trung tâm giáo dục thường xuyên.

Như vậy, so sánh số chỗ học có thể với tổng số học sinh, cho thấy còn dư thừa chỗ học. Thừa thiếu cục bộ, ở một số các quận nội thành, học sinh rất đông. Nhưng ngược lại ở một số các huyện ngoại thành, số lượng học sinh còn không đủ chỉ tiêu.

Bình luận

Bài liên quan

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị lùi lộ trình tăng học phí các cấp

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị lùi lộ trình tăng học phí các cấp

Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu học phí năm học 2023 - 2024 thực hiện theo Nghị định 81 thì mức trần sẽ tăng cao, có ngành tăng 93% so với năm học trước.

Kỳ thi THPT 2023: Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận một câu hỏi môn Tiếng Anh có 2 đáp án

Kỳ thi THPT 2023: Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận một câu hỏi môn Tiếng Anh có 2 đáp án

Sau gần 1 tuần một triệu thí sinh đã hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT với môn thi cuối là Ngoại ngữ (phần lớn thi Tiếng Anh), Bộ Giáo dục và Đào tạo có thông báo về có thay đổi trong đáp án đề thi.

Vụ nữ giáo viên bị rơi xuống vực tử vong: Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư chia buồn

Vụ nữ giáo viên bị rơi xuống vực tử vong: Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư chia buồn

Bộ Giáo dục và Đào tạo bày tỏ sự tiếc thương trước sự ra đi của cô Yến và xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp của cô.

Bài nên đọc

Mưa lớn ở miền Trung, sẵn sàng phương án sơ tán dân và cho học sinh nghỉ học

Mưa lớn ở miền Trung, sẵn sàng phương án sơ tán dân và cho học sinh nghỉ học

Mưa lớn ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế... khiến nhiều nơi bị bị ngập, xuất hiện nhiều điểm sạt lở tại các tuyến giao thông.

Vì sao chưa thể tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2024?

Vì sao chưa thể tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2024?

Tình hình kinh tế vẫn chịu nhiều khó khăn, trong đó các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày phải cắt giảm nhân công hoặc giảm việc.

Xe khách Thành Bưởi gây tai nạn ở Đồng Nai từng vượt tốc độ gần 500 lần trong 3 tháng

Xe khách Thành Bưởi gây tai nạn ở Đồng Nai từng vượt tốc độ gần 500 lần trong 3 tháng

Xe khách biển số 50F-004.83 của Công ty Thành Bưởi từng gây tai nạn trên quốc lộ 20 đoạn qua tỉnh Đồng Nai đã chạy quá tốc độ 496 lần trong ba tháng.

Tin mới

Tử vi tuổi Tuất năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh có vận đào hoa khởi sắc

Đời sống

Tử vi tuổi Tuất năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh có vận đào hoa khởi sắc

12/02/2024

Tử vi tuổi Tuất năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Mậu Tuất 1958, Canh Tuất 1970, Nhâm Tuất 1982, Giáp Tuất 1994, Bính Tuất 2006.

Tử vi tuổi Dậu năm Giáp Thìn 2024: Gợi ý năm sinh đón tin vui tài lộc

Đời sống

Tử vi tuổi Dậu năm Giáp Thìn 2024: Gợi ý năm sinh đón tin vui tài lộc

12/02/2024

Tử vi tuổi Dậu năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Đinh Dậu 1957, Kỷ Dậu 1969, Tân Dậu 1981, Quý Dậu 1993, Ất Dậu 2005.

Tử vi tuổi Ngọ năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh gặt hái được những thành công

Đời sống

Tử vi tuổi Ngọ năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh gặt hái được những thành công

12/02/2024

Tử vi tuổi Ngọ năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Giáp Ngọ 1954, Bính Ngọ 1966, Mậu Ngọ 1978, Canh Ngọ 1990, Nhâm Ngọ 2002.

Tử vi tuổi Tỵ năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh tài khí tăng mạnh

Đời sống

Tử vi tuổi Tỵ năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh tài khí tăng mạnh

11/02/2024

Tử vi tuổi Tỵ năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Ất Tỵ 1965, Đinh Tỵ 1977, Kỷ Tỵ 1989, Tân Tỵ 2001.

Tử vi tuổi Thìn năm Giáp Thìn 2024: Điềm báo tin vui tài lộc, sự nghiệp

Đời sống

Tử vi tuổi Thìn năm Giáp Thìn 2024: Điềm báo tin vui tài lộc, sự nghiệp

11/02/2024

Tử vi tuổi Thìn năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Giáp Thìn 1964, Bính Thìn 1976, Mậu Thìn 1988, Canh Thìn 2000.

Hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp để gia tiên độ trì bình an quanh năm?

Đời sống

Hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp để gia tiên độ trì bình an quanh năm?

11/02/2024

Hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp, giờ nào tốt để đón tài lộc, may mắn, thuận lợi về cho gia đình, cho gia đình năm mới an khang thịnh vượng.

Tử vi tuổi Mão năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh thu hút tài lộc

Đời sống

Tử vi tuổi Mão năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh thu hút tài lộc

11/02/2024

Tử vi tuổi Mão năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Quý Mão 1963, Ất Mão 1975, Đinh Mão 1987, Kỷ Mão 1999.

Tử vi tuổi Dần năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh đón may mắn tài lộc

Đời sống

Tử vi tuổi Dần năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh đón may mắn tài lộc

10/02/2024

Tử vi tuổi Dần năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Nhâm Dần 1962, Giáp Dần 1974, Bính Dần 1986, Mậu Dần 1998, Canh Dần 2010.

Tử vi tuổi Sửu năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh thăng chức, tăng lương thần tốc

Đời sống

Tử vi tuổi Sửu năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh thăng chức, tăng lương thần tốc

10/02/2024

Tử vi tuổi Sửu năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Tân Sửu 1961, Quý Sửu 1973, Ất Sửu 1985, Đinh Sửu 1997, Kỷ Sửu 2009.

Ngắm bộ sưu tập tiền hình rồng ấn tượng của chàng trai 9x tại Hà Nội

Multimedia

Ngắm bộ sưu tập tiền hình rồng ấn tượng của chàng trai 9x tại Hà Nội

10/02/2024

Là người đã có hàng chục năm sưu tập tiền, nhưng anh Phùng Văn Hùng vẫn luôn cảm thấy mình rất may mắn khi được sở hữu bộ sưu tập tiền hình rồng qua nhiều thời kỳ.