Tạo tài khoản với email

Đăng nhập với

Quốc hội chính thức thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)

Thùy Linh - Thứ năm, 18/01/2024, 10:34

Ngày 18/01, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Với đa số phiếu tán thành Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc kỳ họp

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc kỳ họp

Luật Đất đai là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt 

Trình bày Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Luật Đất đai là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời, cũng là dự án Luật rất khó và phức tạp. 

Dự án Luật đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị rất trách nhiệm, kỹ lưỡng, công phu qua nhiều vòng, nhiều bước; được trình Quốc hội tại 04 kỳ họp, 02 Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách, 08 phiên họp chính thức của UBTVQH (trong đó có 01 phiên cho ý kiến về Kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân) và được chỉnh lý, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động và trên 12 triệu lượt ý kiến của Nhân dân.

Quốc hội xem xét dự thảo Luật tại Kỳ họp bất thường thứ 5 theo quy trình đặc biệt và tất cả ý kiến ĐBQH đã được tiếp thu, giải trình, không còn ĐBQH nào phát biểu thêm. Điều đó cho thấy tinh thần cẩn trọng của Quốc hội và các cơ quan trong hoạt động lập pháp, luôn đề cao chất lượng và hiệu quả.

Dự thảo Luật Đất đai sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 16 chương và 260 điều

Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 16 chương và 260 điều; đã quán triệt đầy đủ và thể chế hóa theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật. 

Việc hoàn thiện các nội dung cụ thể và các vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước và thực hiện theo đúng quan điểm đã xác định tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. 

Đến nay, UBTVQH, Chính phủ và các cơ quan đã thống nhất cao về dự thảo Luật đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

UBTVQH báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi):

Về quyền của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng đất do Nhà nước cho thuê đất thu tiền hằng năm (Điều 34), có ý kiến đề nghị cho phép doanh nghiệp thế chấp quyền thuê đất trả tiền hằng năm. 

UBTVQH xin báo cáo: dự thảo Luật quy định theo hướng phân biệt giữa trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất một lần thì có quyền sử dụng đất và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm thì có quyền thuê trong hợp đồng thuê, với trường hợp thuê đất trả tiền hằng năm, người sử dụng đất chỉ có quyền thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất.

Có ý kiến đề nghị đối với đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) đã trả tiền thuê đất cho cả vòng đời dự án thì nên cho thế chấp; có thể xem xét cho ĐVSNCL được quyền góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê, nhất là các ĐVSNCL tự chủ. 

UBTVQH xin báo cáo: Trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật dân sự thì phải xử lý đồng bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; vì vậy, việc cho phép thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê dẫn đến rủi ro với đất do ĐVSNCL sử dụng vốn có nguồn gốc là đất do Nhà nước giao. 

Đối với việc góp vốn, thế chấp bằng tài sản không gắn liền với đất không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đất đai, UBTVQH và Chính phủ ghi nhận ý kiến ĐBQH để tiếp tục nghiên cứu, xem xét hoàn chỉnh pháp luật có liên quan. 

Việc tiếp cận các quỹ đất của ĐVSNCL thuận lợi hơn so với các tổ chức kinh tế; vì vậy, nếu ĐVSNCL được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hằng năm cũng được trao quyền đầy đủ như tổ chức kinh tế sử dụng đất thuê trả tiền hằng năm thì sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa ĐVSNCL và các doanh nghiệp.

Về bảng giá đất (Điều 159), có ý kiến đề nghị quy định bảng giá đất 5 năm 1 lần như luật hiện hành và hằng năm biến động thì điều chỉnh hệ số K, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nêu rõ, đây là nội dung đã được các cơ quan nghiên cứu kỹ lưỡng, trình Quốc hội thảo luận nhiều lần trong quá trình giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, bảng giá đất được quy định 5 năm một lần và phải điều chỉnh, bổ sung đối với trường hợp có biến động về giá đất thị trường; tuy nhiên, trên thực tế, rất ít trường hợp thực hiện điều chỉnh bảng giá đất trong quá trình áp dụng, dẫn đến bảng giá đất không phản ánh đúng giá đất thực tế trên thị trường. 

Thể chế hóa Nghị quyết số 18/NQ-TW và trên cơ sở thống nhất giữa các cơ quan, dự thảo Luật quy định ban hành bảng giá đất hằng năm để bảo đảm bám sát diễn biến thực tế thị trường và mở rộng phạm vi áp dụng bảng giá đất. 

Dự thảo Luật cũng quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất để công bố và áp dụng từ ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo hoặc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung trong năm và giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm bảng giá đất sẽ được cập nhật phù hợp với thực tế.

Để bảo đảm chất lượng bảng giá đất, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp cần nâng cao hơn nữa năng lực trong quá trình tổ chức thực thi pháp luật, hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu số và hệ thống thông tin quốc gia về đất đai để trực tiếp phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng đất đai, UBTVQH và Chính phủ sẽ chỉ đạo trong quá trình thực hiện Luật.

Giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu về phương pháp thặng dư (điểm c khoản 5 Điều 158), UBTVQH xin báo cáo: Định giá đất là vấn đề khó, nội dung quy định tại dự thảo Luật đã được Quốc hội, Chính phủ tiếp thu ý kiến ĐBQH, nghiêm túc nghiên cứu để thiết kế các phương pháp định giá vừa có tính kế thừa, vừa có tính cụ thể hóa thực tiễn, có đổi mới nhưng phải có tính bao quát để có thể áp dụng cho các trường hợp cụ thể, lâu dài. 

Dự thảo Luật quy định mang tính nguyên tắc, xác định rõ về nội hàm và trường hợp, điều kiện áp dụng từng phương pháp. Các cơ quan đã cân nhắc kỹ lưỡng và thống nhất cao về việc tiếp tục quy định tại dự thảo Luật về phương pháp thặng dư. 

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay nền kinh tế đang phát triển thì việc sử dụng phương pháp thặng dư trên cơ sở ước tính giá trị tương lai là cần thiết vì chưa có sẵn những thông tin dự án tương tự đã hình thành và giao dịch để áp dụng các phương pháp định giá khác. Mặt khác, về cả khoa học và thực tiễn, phương pháp thặng dư hiện vẫn đang được sử dụng trên thế giới cũng như tại Việt Nam.

Về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 79), có ý kiến đề nghị bỏ khoản 32 Điều 79 dự thảo Luật, thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 

Trên cơ sở trao đổi kỹ lưỡng và thống nhất giữa các cơ quan, UBTVQH tiếp thu ý kiến ĐBQH theo hướng, tiếp tục quy định rõ tại khoản 32 Điều 79 đây là trường hợp được Quốc hội xem xét theo trình tự, thủ tục rút gọn, tương tự quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Đầu tư năm 2020 về sửa đổi, bổ sung danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 (Điều 243), có ý kiến đề nghị xem xét, sửa đổi về nội dung quy hoạch đất rừng sản xuất tại các điều 65, 66, 67 và điểm d khoản 1 Điều 243, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch để đảm bảo thống nhất và phù hợp với pháp luật về lâm nghiệp. 

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, trên cơ sở đề xuất của Chính phủ và ý kiến của các vị ĐBQH, dự thảo Luật quy định theo hướng quy hoạch sử dụng đất quốc gia chỉ quy định các chỉ tiêu sử dụng đất quan trọng tầm quốc gia. 

Các chỉ tiêu sử dụng đất khác được xác định tại các quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện theo quy định của Chính phủ nhằm bảo đảm tính khả thi trong việc lập quy hoạch. Đồng thời, đề nghị Chính phủ quan tâm ý kiến ĐBQH, chỉ đạo bộ, ngành địa phương thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo đảm thực hiện được mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng của tại Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm.

180120240859-z5081924451336fafddff7f3e58f088168124d2f976bfc-1705540966224542256970

Về hiệu lực thi hành (Điều 252), tiếp thu ý kiến ĐBQH và trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, dự thảo Luật quy định hiệu lực sớm đối với Điều 190 và Điều 248 dự thảo Luật từ ngày 01/4/2024. 

Nghị quyết số 109/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về “tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn” cũng đã quyết nghị về việc trong năm 2024 ban hành quy định về hoạt động lấn biển. 

Trên cơ sở các quy định có hiệu lực thi hành sớm, đề nghị Chính phủ nghiên cứu kỹ lưỡng, hoàn thiện các quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tương ứng bảo đảm khả thi, rõ ràng, chặt chẽ, theo đúng quy định của pháp luật, tránh vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện; nhất là đối với hoạt động lấn biển không chỉ thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai mà còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch, đầu tư, đầu tư công, xây dựng, môi trường, tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và pháp luật khác có liên quan, cần có quy định mang tính đồng bộ.

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày cũng giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu liên quan đến các loại đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất (điểm b khoản 1 và khoản 6 Điều 127); Về đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận đã cấp (Điều 152).

Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua luật này.

Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 432 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 87,63%). 

Như vậy, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Đất đai (sửa đổi).

Bình luận

Bài liên quan

Sáng nay, Quốc hội xem xét thông qua Luật Đất đai sửa đổi

Sáng nay, Quốc hội xem xét thông qua Luật Đất đai sửa đổi

Sáng ngày 18/1, Quốc hội xem xét thông qua Luật Đất đai sửa đổi và 3 nội dung khác tại phiên bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ 5.

Luật Đất đai (sửa đổi): Xem xét cấp 'sổ đỏ' cho đất không giấy tờ đến trước 1/7/2014

Luật Đất đai (sửa đổi): Xem xét cấp 'sổ đỏ' cho đất không giấy tờ đến trước 1/7/2014

Đây là nội dung Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu trong dự Luật Đất đai chỉnh sửa theo hướng quy định về xem xét công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất đến trước ngày 1/7/2014.

Chủ tịch Quốc hội giải thích việc chưa thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)

Chủ tịch Quốc hội giải thích việc chưa thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)

Đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Do tính chất đặc biệt quan trọng và phức tạp của 02 dự án Luật này, Quốc hội đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến rất xác đáng, đồng thời đã cân nhắc thận trọng nhiều mặt và quyết định xem xét, thông qua tại Kỳ họp gần nhất.

Người sử dụng đất không có giấy tờ cần đáp ứng những điều kiện nào để được cấp sổ đỏ

Người sử dụng đất không có giấy tờ cần đáp ứng những điều kiện nào để được cấp sổ đỏ

Tại dự thảo mới nhất mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xin ý kiến về Luật Đất đai (sửa đổi). Trong đó, đề xuất cấp giấy chứng nhận (sổ đỏ) cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp giao đất trái thẩm quyền.

Tin mới

Mâm cúng hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 đầy đủ, chuẩn phong tục truyền thống

Đời sống

Mâm cúng hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 đầy đủ, chuẩn phong tục truyền thống

14/02/2024

Mâm cúng hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 tùy điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mỗi gia đình sẽ chuẩn bị khác nhau. Tuy nhiên, mâm cúng phải đầy đủ các lễ vật, nghi thức đúng chuẩn phong tục truyền thống.

Bố mẹ cần làm gì cho trẻ khi quay lại trường học sau tết?

Đời sống

Bố mẹ cần làm gì cho trẻ khi quay lại trường học sau tết?

13/02/2024

Không tính thời gian nghỉ hè thì Tết Nguyên Đán là dịp nghỉ dài nhất trong năm. Để trở lại nhịp độ sinh hoạt hàng ngày, bố mẹ cần làm gì cho trẻ khi quay lại trường học sau tết?

Hạn Tam Tai là gì? Những tuổi phạm Tam Tai năm 2024 Giáp Thìn và cách hóa giải

Đời sống

Hạn Tam Tai là gì? Những tuổi phạm Tam Tai năm 2024 Giáp Thìn và cách hóa giải

13/02/2024

Hạn Tam Tai được hiểu là 3 năm tai hoạ liên tiếp xảy ra (hoả tai, thuỷ tai, phong tai bão lũ) khiến tuổi bị hạn bị vận xui đeo bám, không gặp may mắn trong công việc, sức khoẻ, tình cảm,…

Tử vi tuổi Hợi năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh tài khí gia tăng

Đời sống

Tử vi tuổi Hợi năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh tài khí gia tăng

12/02/2024

Tử vi tuổi Hợi năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Kỷ Hợi 1959, Tân Hợi 1971, Quý Hợi 1983, Ất Hợi 1995, Đinh Hợi 2007.

Tử vi tuổi Thân năm Giáp Thìn 2024: Bật mí năm sinh công việc thăng tiến, tài lộc dồi dào

Đời sống

Tử vi tuổi Thân năm Giáp Thìn 2024: Bật mí năm sinh công việc thăng tiến, tài lộc dồi dào

12/02/2024

Tử vi tuổi Thân năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Bính Thân 1956, Mậu Thân 1968, Canh Thân 1980, Nhâm Thân 1992, Giáp Thân 2004.

Tử vi tuổi Mùi năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh túi tiền rủng rỉnh

Đời sống

Tử vi tuổi Mùi năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh túi tiền rủng rỉnh

12/02/2024

Tử vi tuổi Mùi năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Ất Mùi 1955, Đinh Mùi 1967, Kỷ Mùi 1979, Tân Mùi 1991, Quý Mùi 2003.

Tử vi tuổi Tuất năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh có vận đào hoa khởi sắc

Đời sống

Tử vi tuổi Tuất năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh có vận đào hoa khởi sắc

12/02/2024

Tử vi tuổi Tuất năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Mậu Tuất 1958, Canh Tuất 1970, Nhâm Tuất 1982, Giáp Tuất 1994, Bính Tuất 2006.

Tử vi tuổi Dậu năm Giáp Thìn 2024: Gợi ý năm sinh đón tin vui tài lộc

Đời sống

Tử vi tuổi Dậu năm Giáp Thìn 2024: Gợi ý năm sinh đón tin vui tài lộc

12/02/2024

Tử vi tuổi Dậu năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Đinh Dậu 1957, Kỷ Dậu 1969, Tân Dậu 1981, Quý Dậu 1993, Ất Dậu 2005.

Tử vi tuổi Ngọ năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh gặt hái được những thành công

Đời sống

Tử vi tuổi Ngọ năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh gặt hái được những thành công

12/02/2024

Tử vi tuổi Ngọ năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Giáp Ngọ 1954, Bính Ngọ 1966, Mậu Ngọ 1978, Canh Ngọ 1990, Nhâm Ngọ 2002.

Tử vi tuổi Tỵ năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh tài khí tăng mạnh

Đời sống

Tử vi tuổi Tỵ năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh tài khí tăng mạnh

11/02/2024

Tử vi tuổi Tỵ năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Ất Tỵ 1965, Đinh Tỵ 1977, Kỷ Tỵ 1989, Tân Tỵ 2001.

Tử vi tuổi Thìn năm Giáp Thìn 2024: Điềm báo tin vui tài lộc, sự nghiệp

Đời sống

Tử vi tuổi Thìn năm Giáp Thìn 2024: Điềm báo tin vui tài lộc, sự nghiệp

11/02/2024

Tử vi tuổi Thìn năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Giáp Thìn 1964, Bính Thìn 1976, Mậu Thìn 1988, Canh Thìn 2000.

Hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp để gia tiên độ trì bình an quanh năm?

Đời sống

Hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp để gia tiên độ trì bình an quanh năm?

11/02/2024

Hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp, giờ nào tốt để đón tài lộc, may mắn, thuận lợi về cho gia đình, cho gia đình năm mới an khang thịnh vượng.

Tử vi tuổi Mão năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh thu hút tài lộc

Đời sống

Tử vi tuổi Mão năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh thu hút tài lộc

11/02/2024

Tử vi tuổi Mão năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Quý Mão 1963, Ất Mão 1975, Đinh Mão 1987, Kỷ Mão 1999.

Tử vi tuổi Dần năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh đón may mắn tài lộc

Đời sống

Tử vi tuổi Dần năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh đón may mắn tài lộc

10/02/2024

Tử vi tuổi Dần năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Nhâm Dần 1962, Giáp Dần 1974, Bính Dần 1986, Mậu Dần 1998, Canh Dần 2010.

Tử vi tuổi Sửu năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh thăng chức, tăng lương thần tốc

Đời sống

Tử vi tuổi Sửu năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh thăng chức, tăng lương thần tốc

10/02/2024

Tử vi tuổi Sửu năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Tân Sửu 1961, Quý Sửu 1973, Ất Sửu 1985, Đinh Sửu 1997, Kỷ Sửu 2009.

Ngắm bộ sưu tập tiền hình rồng ấn tượng của chàng trai 9x tại Hà Nội

Multimedia

Ngắm bộ sưu tập tiền hình rồng ấn tượng của chàng trai 9x tại Hà Nội

10/02/2024

Là người đã có hàng chục năm sưu tập tiền, nhưng anh Phùng Văn Hùng vẫn luôn cảm thấy mình rất may mắn khi được sở hữu bộ sưu tập tiền hình rồng qua nhiều thời kỳ.