Tạo tài khoản với email

Đăng nhập với

Có nên cấm học sinh THCS, THPT đi xe điện, xe máy dưới 50cc đến trường?

Hoài Phương - Tiến Huy - Thứ bảy, 20/01/2024, 08:30

Thời gian qua, hàng loạt những vụ TNGT liên quan đến học sinh điều khiển phương tiện tham gia giao thông đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng vi phạm ATGT của học sinh.

Khi học sinh chưa có bằng lái tham gia giao thông

Những chiếc xe dưới 50 phân khối đang được các em học sinh tại Hà Nội ưa chuộng sử dụng. Không cần bằng lái, không cần học luật, nhưng tốc độ khi di chuyển vẫn có thể đạt tốc độ 40, 50km/h trở lên tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng. 

Hình ảnh thanh, thiếu niên mặc đồng phục học sinh điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, xe máy trên 50cc, kẹp ba, dàn hàng ngang đi trên đường phố Hà Nội. (Clip Tiến Huy)

Không khó để bắt gặp hình ảnh học sinh THCS, THPT điều khiển xe máy trên địa bàn Hà Nội. Đáng chú ý, trong số đó có không ít em vi phạm nhiều lỗi về luật Giao thông đường bộ như không đội mũ bảo hiểm, kẹp ba... Thậm chí có trường hợp phụ huynh chở theo con nhưng cả hai đều không đội mũ bảo hiểm. 

Empty

Sáng ngày 18/1, tại khu vực quanh một trường THCS thuộc quận Cầu Giấy (TP Hà Nội) ghi nhận nhiều học sinh đi xe máy điện, xe máy dung tích dưới 50cc nhưng không đội mũ bảo hiểm. Thậm chí, nhiều học sinh chưa đủ 18 tuổi vẫn điều khiển xe máy dung tích trên 50cc.

Sau giờ tan học, trên các tuyến đường gần trường học ghi nhận nhiều trường hợp học sinh chưa đủ tuổi nhưng đi xe phân khối lớn hơn 50cc, không đội mũ bảo hiểm,... vi phạm nhiều luật giao thông đường bộ. (Ảnh: Tiến Huy)

Sau giờ tan học, trên các tuyến đường gần trường học ghi nhận nhiều trường hợp học sinh chưa đủ 18 tuổi điều khiển xe phân khối lớn hơn 50cc, không đội mũ bảo hiểm,... vi phạm nhiều luật giao thông đường bộ. (Ảnh: Tiến Huy)

Không những vậy, nhiều trường hợp còn tụ tập đi hàng hai, hàng ba, lạng lách đánh võng trên đường, tiềm ẩn nguy cơ rất cao gây tai nạn giao thông. 

Qua khảo sát của phóng viên, không chỉ tại đây mà thực trạng này cũng diễn ra phổ biến tại nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho tai nạn giao thông liên quan đến học sinh tăng cao trong thời gian qua.

Tuyên truyền, nhắc nhở nhưng vẫn xảy ra vi phạm

Dù các chương trình tuyên truyền pháp luật an toàn giao thông (ATGT) cho học sinh các cấp được thành phố Hà Nội cùng CSGT Nội và các trường học tổ chức đều đặn nhưng thực trạng học sinh vi phạm ATGT đường bộ vẫn xảy ra hằng ngày.

Một chương trình tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông tại thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) do Công an tỉnh phối hợp cùng Sở Giáo dục thực hiện.

Một chương trình tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông tại thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) do Công an tỉnh phối hợp cùng Sở Giáo dục thực hiện.

Tại không ít địa phương, để đảm bảo ATGT cho học sinh, nhiều trường học đã cấm học sinh đi xe máy đến trường kết hợp cùng công tác phổ biến, tuyên truyền luật an toàn giao thông đến các em thông qua các buổi ngoại khóa, đồng thời áp dụng các hình phạt như trừ hạnh kiểm, hạ thi đua, mời công an, phụ huynh đến làm việc,...

Một hoạt động tuyên truyền pháp luật về trật tư an toàn giao thông tại trường THPT Quế Võ số 1 (thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh). (Ảnh: THT Media)

Một hoạt động tuyên truyền pháp luật về trật tư an toàn giao thông tại trường THPT Quế Võ 1.

Sau khi áp dụng các biện pháp này, hiện tượng học sinh đi xe máy đến trường giảm đáng kể. Tuy nhiên khi giờ học kết thúc, không khó để bắt gặp hình ảnh những thanh thiếu niên mặc áo đồng phục phóng xe máy lưu thông trên đường, thậm chí dàn hàng hai, hàng ba, không đội mũ bảo hiểm.

Một giáo viên trong trường cho biết khi nhà để xe của trường không nhận giữ xe máy thì các em liền tìm gửi xe ở các bãi xe bên ngoài. 

Chiều 18/1, tại một bãi giữ xe gần trường THPT Phố Mới (thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh), một nữ sinh lớp 11 tên P. đang lấy chiếc xe Honda Vision 110cc để về nhà sau khi tan học. Trao đổi với phóng viên, em học sinh này cho hay: "Nhà em cách trường những 7km. Nếu đi xe điện, em sợ sẽ gặp trường hợp xe hết điện trên đường, phải dắt bộ về". 

Bên trong một bãi giữ xe gần một trường cấp 2 trên địa bàn quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. (Ảnh: Hoài Phương)

Nhiều học sinh bên trong bãi giữ xe gần một trường cấp 2 trên địa bàn quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. (Ảnh: Hoài Phương)

Mối nguy khi phụ huynh giao xe cho con

Trên thực tế, tình trạng học sinh đi xe máy đến trường bắt nguồn từ chính ý thức của phụ huynh. Nhiều bậc cha mẹ biết rõ con mình chưa đủ tuổi nhưng vẫn chủ động giao xe cho con đi học, lờ đi những rủi ro có thể xảy ra khi con tham gia giao thông. 

Ngụy biện cho vi phạm trên, nhiều phụ huynh đưa ra hàng loạt lý do như hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện mua thêm một chiếc xe dung tích dưới 50cc, hoặc công việc bận bịu không có thời gian đưa đón con cái nên đành phải mua xe, để con tự đi xe máy khi chưa đủ tuổi quy định.

Phụ huynh đèo con về nhưng cả hai đều không đội mũ bảo hiểm. (Ảnh: Tiến Huy)

Phụ huynh đèo con về nhưng cả hai đều không đội mũ bảo hiểm. (Ảnh: Tiến Huy)

Trao đổi với phóng viên, phụ huynh của em P. là ông L.H.T. (trú tại thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) chia sẻ: "Trường cách xa nhà tôi quá. Công ty tôi cũng ngược đường đi học của cháu. Gia đình không có thời gian đưa đón cháu đi học, mà cháu cũng lớn rồi nên tôi để cháu tự đi xe đến trường". 

Ông T. cho biết thêm: "Tôi biết luật hiện tại cấm người dưới 18 tuổi đi xe máy trên 50 phân khối, nhưng gia đình tôi không đủ tiền mua thêm một chiếc xe dưới 50 phân khối cho con, đành để cháu đi chiếc xe máy cũ của mẹ đi học, đến khi cháu 18 tuổi thì cho thi bằng lái sau".

Không chỉ ông T., nhiều phụ huynh khác cũng đưa ra hàng loạt lý do tương tự để bao che cho việc để con lái xe máy đi học. Trước tình trạng này, một cán bộ CSGT thị xã Quế Võ nhận định chính việc các bậc phụ huynh thiếu quan tâm, thiếu ý thức nêu gương trước con cái, thậm chí dung túng, tiếp tay khi chủ động trang bị phương tiện cho con chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông trong thanh thiếu niên vẫn ở mức cao. 

Phụ huynh chở theo con không đội mũ bảo hiểm. Tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông được cho là bắt nguồn từ chính ý thức của phụ huynh. (Ảnh: Tiến Huy)

Phụ huynh chở theo con không đội mũ bảo hiểm. Tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông được cho là bắt nguồn từ chính ý thức của phụ huynh. (Ảnh: Tiến Huy)

"Hằng ngày, chúng tôi xử lý từ 3 - 4 vụ học sinh vi phạm luật giao thông, trong đó chủ yếu là các lỗi như không có giấy phép lái xe và không đội mũ bảo hiểm. Có em có bố mẹ đến nộp phạt thì đưa ra đủ lý do để giao xe cho con cái...", vị CSGT này thông tin.

Theo Điều 264 Bộ luật Hình sự về tội "Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ", phụ huynh có thể bị khởi tố hình sự trong trường hợp học sinh không may gây ra tai nạn chết người, bên cạnh đó còn phải bồi thường trách nhiệm về dân sự cho nạn nhân.

Quy định tại Điều 60 luật Giao thông đường bộ 2008, người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cc; người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cc trở lên.

Empty

Giải pháp nào cho học sinh đảm bảo ‎an toàn giao thông?

Trước thực trạng học sinh vi phạm ATGT, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cho biết, nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Giao thông đường bộ và an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên trên địa bàn, trong thời gian qua đơn vị đã phối hợp với nhiều trường từ mầm non đến đại học tổ chức các buổi tuyên truyền về an toàn giao thông.

Tại các buổi tuyên truyền, báo cáo viên của Phòng Cảnh sát giao thông đã tuyên truyền một số kiến thức cơ bản về Luật Giao thông đường bộ và an toàn giao thông phù hợp các lứa tuổi. Các em học sinh được giới thiệu về vai trò rất quan trọng của người tham gia giao thông đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và xây dựng văn hóa giao thông; phân tích nguyên nhân và hậu quả mà tai nạn giao thông gây ra đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, để mỗi cá nhân có ý thức phòng ngừa tai nạn.

Thời gian tới, Phòng Cảnh sát giao thông sẽ tiếp tục tổ chức những buổi tuyên truyền mang ý nghĩa sâu rộng như tập trung vào học sinh các trường có tuyến đường sắt chạy qua và sinh sống ven các tuyến sông, kết hợp lồng ghép các chương trình tặng mũ bảo hiểm, cẩm nang an toàn giao thông, hướng tới mục tiêu định hình và xây dựng văn hóa giao thông đi vào cuộc sống. 

Địa phương cần tuyên truyền an toàn giao thông đến các hộ gia đình để nâng cao ý thức của phụ huynh và học sinh khi tham gia giao thông. (Ảnh: Hoài Phương)

Địa phương cần tuyên truyền an toàn giao thông đến các hộ gia đình để nâng cao ý thức của phụ huynh và học sinh khi tham gia giao thông. (Ảnh: Hoài Phương)

Tuy nhiên, để giải quyết tình trạng vi phạm luật giao thông đường bộ của học sinh, cần phải có sự phối hợp đồng bộ hơn nữa trong tuyên truyền và giáo dục về việc đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Trường học cần thường xuyên giáo dục, nhắc nhở và lồng ghép vào các hoạt động để học sinh nâng cao ý thức về an toàn giao thông, tham gia giao thông đúng luật, quy định; yêu cầu học sinh không tụ tập đua xe trái pháp luật, không sử dụng phương tiện mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe, không đi xe hàng ba, bốn, làm cản trở giao thông… 

Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần tuyên truyền an toàn giao thông đến các hộ gia đình. Các cơ quan, xí nghiệp cũng cần thông tin đến người lao động là phụ huynh học sinh hiểu rõ.

Phụ huynh đề xuất cấm học sinh đi xe máy, kể cả xe máy dưới 50cc đến trường

Empty

Trong khi đó, anh T.N - một phụ huynh có con học cấp 2 (quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: "Các trường học trên địa bàn Hà Nội nên nghiên cứu áp dụng mô hình cấm học sinh đi xe đạp điện, xe máy đến trường như nhiều địa phương khác.

Và nếu được, nên cấm học sinh các cấp sử dụng xe máy điện, xe có dung tích dưới 50cc tham gia giao thông... bởi đã điều khiển phương tiện tham gia giao thông là phải có bằng lái xe và học sinh chưa đủ tuổi thi bằng lái thì nên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc đi xe đạp để đảm bảo an toàn cho chính các cháu và người tham gia giao thông trên đường".

Trao đổi với báo chí, chuyên gia giao thông Nguyễn Hữu Đức nhận định việc để học sinh đi xe máy điện đến trường là một việc làm có điều kiện. 

Để đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh, cần thực hiện các biện pháp như tăng cường tuyên truyền, giáo dục học sinh. Các trường học cần phối hợp với gia đình và chính quyền địa phương để tuyên truyền, giáo dục học sinh về Luật Giao thông đường bộ, đặc biệt là các quy định về điều khiển xe máy điện.

Empty

Các trường học cần phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng các tuyến đường đi bộ và xe đạp an toàn cho học sinh. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ học sinh đi xe buýt hoặc các phương tiện giao thông công cộng khác đến trường.

Lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ, đặc biệt là các quy định về điều khiển xe máy điện.

Đối với xe máy điện đều tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ bởi đây là loại xe sử dụng pin lithium-ion, đây là loại pin có khả năng phát nổ nếu bị tác động bởi nhiệt độ cao, va đập mạnh hoặc sử dụng không đúng cách. Do đó, việc học sinh mang xe máy điện đi học tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ tại trường học.

“Có thể thấy, việc cấm học sinh đi xe máy điện đến trường hay không là một vấn đề cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Để đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ và kiểm tra, xử lý vi phạm. Việc học sinh đi xe máy điện cũng cần được thực hiện một cách hợp lý, đảm bảo an toàn”, TS. Nguyễn Hữu Đức nhấn mạnh.

Từ ngày 15/12/2022 đến ngày 14/10/2023, tai nạn giao thông liên quan đến học sinh độ tuổi từ 6 - 18 tuổi là 881 vụ, làm chết 490 người, bị thương 827 người. Trong đó có 737 vụ do thiếu niên, học sinh dưới 18 tuổi trực tiếp điều khiển phương tiện liên quan trong vụ tai nạn giao thông, làm chết 378 người, bị thương 658 người.

Tai nạn giao thông liên quan học sinh xảy ra hết sức lo ngại khi làm gần 500 em chết mỗi năm và hơn 800 em bị thương, để lại những hậu quả nặng nề đối với cá nhân các em, gia đình và xã hội. Trong đó 10 địa phương xảy ra nhiều là TP HCM, Gia Lai, Tiền Giang, Bình Phước, Hà Nội, Vĩnh Long, Bình Dương, Long An, An Giang, Bến Tre.

Bình luận

Bài liên quan

Kiến nghị người lái xe dưới 50 phân khối phải có bằng lái

Kiến nghị người lái xe dưới 50 phân khối phải có bằng lái

Đại biểu Quốc hội kiến nghị sát hạch người lái xe dưới 50 phân khối do nhóm này chủ yếu là học sinh, chưa nhận thức đầy đủ pháp luật an toàn giao thông.

Nam sinh lái xe máy vượt đèn đỏ tông cảnh sát giao thông

Nam sinh lái xe máy vượt đèn đỏ tông cảnh sát giao thông

Một nam sinh lớp 12 vượt đèn đỏ, tông trúng cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ kiểm tra nồng độ cồn.

'Điểm mặt' 9 nguyên nhân khiến tai nạn giao thông ở tuổi học đường gia tăng

'Điểm mặt' 9 nguyên nhân khiến tai nạn giao thông ở tuổi học đường gia tăng

Trước tình trạng học sinh vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông ngày càng phổ biến và có nhiều diễn biến phức tạp, lực lượng chức năng đã chỉ ra 9 nguyên nhân phổ biến.

Bài nên đọc

Điều khiển ô tô lao vào tổ công tác khiến 1 CSGT bị thương rồi bỏ trốn

Điều khiển ô tô lao vào tổ công tác khiến 1 CSGT bị thương rồi bỏ trốn

Tổ công tác tiếp tục yêu cầu lái xe dừng phương tiện để kiểm tra nhưng Ngân Văn Hùng vẫn điều khiển phương tiện tiến về phía trước đâm vào xe môtô chuyên dụng của Tổ công tác đổ xuống đường khiến 1 đồng chí CSGT bị thương.

Đã bắt được người chồng nghi sát hại vợ

Đã bắt được người chồng nghi sát hại vợ

Nghi phạm Nguyễn Văn Cường bị bắt giữ trong tình trạng không tỉnh táo, được biết nạn nhân là giáo viên một trường tiểu học ở huyện Long Hồ.

Trắng đêm truy bắt phạm nhân bơi qua sông trốn khỏi trại giam

Trắng đêm truy bắt phạm nhân bơi qua sông trốn khỏi trại giam

Trong lúc lao động bên ngoài, một phạm nhân thuộc trại giam Mỹ Phước đã lợi dụng sơ hở của cán bộ quản giáo để bơi qua sông, bỏ trốn khỏi trại.

Tin mới

Tử vi tuổi Tuất năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh có vận đào hoa khởi sắc

Đời sống

Tử vi tuổi Tuất năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh có vận đào hoa khởi sắc

12/02/2024

Tử vi tuổi Tuất năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Mậu Tuất 1958, Canh Tuất 1970, Nhâm Tuất 1982, Giáp Tuất 1994, Bính Tuất 2006.

Tử vi tuổi Dậu năm Giáp Thìn 2024: Gợi ý năm sinh đón tin vui tài lộc

Đời sống

Tử vi tuổi Dậu năm Giáp Thìn 2024: Gợi ý năm sinh đón tin vui tài lộc

12/02/2024

Tử vi tuổi Dậu năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Đinh Dậu 1957, Kỷ Dậu 1969, Tân Dậu 1981, Quý Dậu 1993, Ất Dậu 2005.

Tử vi tuổi Ngọ năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh gặt hái được những thành công

Đời sống

Tử vi tuổi Ngọ năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh gặt hái được những thành công

12/02/2024

Tử vi tuổi Ngọ năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Giáp Ngọ 1954, Bính Ngọ 1966, Mậu Ngọ 1978, Canh Ngọ 1990, Nhâm Ngọ 2002.

Tử vi tuổi Tỵ năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh tài khí tăng mạnh

Đời sống

Tử vi tuổi Tỵ năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh tài khí tăng mạnh

11/02/2024

Tử vi tuổi Tỵ năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Ất Tỵ 1965, Đinh Tỵ 1977, Kỷ Tỵ 1989, Tân Tỵ 2001.

Tử vi tuổi Thìn năm Giáp Thìn 2024: Điềm báo tin vui tài lộc, sự nghiệp

Đời sống

Tử vi tuổi Thìn năm Giáp Thìn 2024: Điềm báo tin vui tài lộc, sự nghiệp

11/02/2024

Tử vi tuổi Thìn năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Giáp Thìn 1964, Bính Thìn 1976, Mậu Thìn 1988, Canh Thìn 2000.

Hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp để gia tiên độ trì bình an quanh năm?

Đời sống

Hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp để gia tiên độ trì bình an quanh năm?

11/02/2024

Hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp, giờ nào tốt để đón tài lộc, may mắn, thuận lợi về cho gia đình, cho gia đình năm mới an khang thịnh vượng.

Tử vi tuổi Mão năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh thu hút tài lộc

Đời sống

Tử vi tuổi Mão năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh thu hút tài lộc

11/02/2024

Tử vi tuổi Mão năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Quý Mão 1963, Ất Mão 1975, Đinh Mão 1987, Kỷ Mão 1999.

Tử vi tuổi Dần năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh đón may mắn tài lộc

Đời sống

Tử vi tuổi Dần năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh đón may mắn tài lộc

10/02/2024

Tử vi tuổi Dần năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Nhâm Dần 1962, Giáp Dần 1974, Bính Dần 1986, Mậu Dần 1998, Canh Dần 2010.

Tử vi tuổi Sửu năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh thăng chức, tăng lương thần tốc

Đời sống

Tử vi tuổi Sửu năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh thăng chức, tăng lương thần tốc

10/02/2024

Tử vi tuổi Sửu năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Tân Sửu 1961, Quý Sửu 1973, Ất Sửu 1985, Đinh Sửu 1997, Kỷ Sửu 2009.

Ngắm bộ sưu tập tiền hình rồng ấn tượng của chàng trai 9x tại Hà Nội

Multimedia

Ngắm bộ sưu tập tiền hình rồng ấn tượng của chàng trai 9x tại Hà Nội

10/02/2024

Là người đã có hàng chục năm sưu tập tiền, nhưng anh Phùng Văn Hùng vẫn luôn cảm thấy mình rất may mắn khi được sở hữu bộ sưu tập tiền hình rồng qua nhiều thời kỳ.