Tạo tài khoản với email

Đăng nhập với

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng tỷ người như thế nào?

Cẩm Ly - Thứ năm, 23/11/2023, 19:00

Dịch bệnh sẽ lây lan nhanh hơn, xa hơn và giết chết nhiều người hơn do ảnh hưởng của nắng nóng kỷ lục, lũ lụt, hạn hán và bão tố.

Mới đây, các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo cho rằng cuộc sống của hàng tỷ người đang bị đe dọa bởi khủng hoảng khí hậu. Không ai có thể thoát khỏi hậu quả của biến đổi khí hậu, thế nhưng những người dân sống ở các nước nghèo là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Dưới đây là 10 ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới đời sống và sức khỏe của người dân trên toàn cầu:

Lũ lụt và dịch bệnh

Khi thời tiết nắng nóng khiến con người và động vật trở nên khó chịu hơn, thì đây lại là điều kiện thuận lợi đối với các sinh vật gây bệnh. Các nhà khoa học cho biết hơn một nửa số bệnh được biết đến đã trở nên tồi tệ hơn do khủng hoảng khí hậu.

Hiện tượng nóng lên toàn cầu làm tăng khả năng bùng phát của các căn bệnh lây truyền qua đường nước như dịch tả, kiết lỵ, viêm gan A, thương hàn và bại liệt. Chúng lây lan khi con người ăn hoặc uống thứ gì đó có chứa virus gây bệnh, đó là lý do tại sao dịch bệnh thường xảy ra ở những nơi thời tiết khắc nghiệt phá hủy cơ sở hạ tầng, dẫn đến chất lượng vệ sinh kém.

Dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố vào tháng 9/2023 cho thấy số ca mắc bệnh tả vào năm 2022 cao gấp đôi so với năm 2021. Các đợt bùng phát được ghi nhận ở các quốc gia mà dịch tả đã được kiểm soát trong nhiều năm, bao gồm Yemen và Li - băng.

Các bệnh nhân mắc dịch tả được điều trị tại một cơ sở y tế ở Yemen. (Ảnh: Press TV)

Các bệnh nhân mắc dịch tả được điều trị tại một cơ sở y tế ở Yemen. (Ảnh: Press TV)

Từ tháng 2 - tháng 3 năm nay, một trong những cơn bão nhiệt đới mạnh nhất và dài nhất từng được ghi nhận đã khiến hàng triệu người ở 5 quốc gia châu Phi phải di dời. Cơn bão Freddy kéo dài 8 tuần đã quét qua Mozambique, Madagascar, Zimbabwe và Mauritius. Những ảnh hưởng tồi tệ nhất của nó được ghi nhận ở Malawi - nơi phải chiến đấu với đợt bùng phát dịch tả nguy hiểm nhất khi cơn bão đổ bộ.

Được biết, Malawi đã ghi nhận gần 59.000 ca mắc bệnh tả và 1.768 ca tử vong vào thời điểm Bộ Y tế nước này tuyên bố đã kiểm soát được đợt bùng phát vào tháng 8/2023.

Muỗi mang mầm bệnh phát triển mạnh

Nhiệt độ tăng cao và lũ lụt thường xuyên cũng tạo ra những khu vực mới nơi côn trùng mang mầm bệnh phát triển mạnh. Ví dụ, muỗi mang virus gây sốt xuất huyết và sốt rét có nhiều vũng nước tù đọng hơn để đẻ trứng.

Các nhà khoa học cho biết nhiệt độ ấm hơn thậm chí còn làm tăng tốc độ muỗi đốt người và làm trầm trọng hơn mức độ lây lan bệnh tật từ côn trùng.

Sudan đã trải qua đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết tồi tệ nhất trong 10 năm vào năm 2022 do mưa bão. Trong khi đó, Bangladesh đã ghi nhận ổ dịch lớn nhất, với gần 70.000 ca mắc và 327 ca tử vong trong khoảng thời gian tháng 1 - tháng 8 năm nay. 

WHO lưu ý:

Bangladesh đã ghi nhận ổ dịch sốt xuất huyết lớn nhất, với gần 70.000 ca mắc và 327 ca tử vong trong khoảng thời gian tháng 1 - tháng 8 năm nay. 

WHO lưu ý: "Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết cao hơn đang diễn ra trong bối cảnh lượng mưa nhiều bất thường, kết hợp với nhiệt độ và độ ẩm cao". 

Gần đây, một đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết cũng đã được tuyên bố ở Jamaica. Căn bệnh này không chỉ giới hạn ở các nước đang phát triển, các nhà khoa học cho rằng nó còn đang lan rộng ở miền Nam châu Âu, một phần là do thời tiết ấm áp.

Trong khi đó, giới chuyên gia cảnh báo hơn 8 tỷ người có nguy cơ mắc bệnh sốt rét và sốt xuất huyết vào năm 2080.

Các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Nhiều căn bệnh hiện tại sẽ trở nên nguy hiểm hơn, nhưng những căn bệnh mới cũng có thể xuất hiện khi con người đi dời đến những khu vực có động vật hoang dã, làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh từ động vật sang người. Những căn bệnh này chiếm phần lớn các bệnh mới, cũng giống như Ebola, cúm gia cầm và Sars.

Khủng hoảng khí hậu đang góp phần lây lan dịch bệnh giữa các loài mà trước đây chưa từng gặp nhau.

Khủng hoảng khí hậu đang góp phần lây lan dịch bệnh giữa các loài mà trước đây chưa từng gặp nhau.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng cuộc khủng hoảng khí hậu đang góp phần lây lan dịch bệnh giữa các loài mà trước đây chưa từng gặp nhau. Khi hành tinh nóng lên, nhiều loài động vật buộc phải di chuyển đến những khu vực mới để tìm điều kiện thích hợp.

Người ta ước tính rằng các căn bệnh lây truyền từ động vật sang người là nguyên nhân gây ra tới 2,5 tỷ trường hợp mắc bệnh ở người và 2,7 triệu ca tử vong ở người trên toàn thế giới mỗi năm. Trong đó, động vật là nguyên nhân chính trong hầu hết các đợt bùng phát dịch bệnh lớn kể từ năm 1970.

Diễn biến thời tiết khắc nghiệt

Chính phủ các quốc gia trên thế giới đang chuẩn bị tốt hơn cho các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, nhưng số liệu cho thấy có tới 9/10 ca tử vong liên quan đến thảm họa thời tiết kể từ năm 1970 xảy ra ở các quốc đảo nhỏ và các nước đang phát triển ở Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ.

Hậu quả của lũ lụt do bão Daniel gây ra ở Thành phố Derna (phía Đông Libya) vào tháng 9. (Ảnh: Karim Sahib/AFP/Getty Images)

Hậu quả của lũ lụt do bão Daniel gây ra ở Thành phố Derna (phía Đông Libya) vào tháng 9. (Ảnh: Karim Sahib/AFP/Getty Images)

Lũ lụt, hạn hán, bão và cháy rừng đang có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn và khiến những người dễ bị tổn thương phải đối mặt với nguy hiểm.

Vào tháng 9/2023, bão Daniel đã tấn công Libya, gây ra lũ lụt thảm khốc khiến khoảng 11.000 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác vẫn mất tích. Chỉ riêng từ tháng 6 - đầu tháng 9/2023, các thảm họa thời tiết cực đoan đã cướp đi sinh mạng của hơn 18.000 người trên toàn thế giới

Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí ngoài trời có liên quan đến nhiều bệnh ung thư và các căn bệnh khác. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hơn 4 triệu ca tử vong sớm trên toàn cầu mỗi năm.

Thời tiết thay đổi sẽ khiến tình hình vốn đã tồi tệ này trở nên tồi tệ hơn, khi có ngày càng nhiều bụi và khói từ cháy rừng lan vào bầu không khí, dẫn đến nhiều căn bệnh liên quan đến hô hấp. Trong đó, trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ nhiễm bệnh, bởi não, phổi và các cơ quan khác của chúng vẫn đang phát triển.

Ô nhiễm không khí ngoài trời có liên quan đến nhiều bệnh ung thư và các căn bệnh khác.

Ô nhiễm không khí ngoài trời có liên quan đến nhiều bệnh ung thư và các căn bệnh khác.

Khi các chuyên gia nghiên cứu về não bộ của gần 9.500 trẻ em ở Mỹ trong khoảng thời gian hai năm, họ phát hiện ra rằng ngay cả việc tiếp xúc với một lượng nhỏ không khí bị ô nhiễm cũng đã thay đổi cách não bộ của chúng phát triển, đặc biệt là ở vùng kiểm soát cảm xúc.

Thậm chí còn có những dấu hiệu cho thấy ô nhiễm không khí ngoài trời có thể khiến con người đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí phổ biến cũng có thể khiến tình trạng bệnh trở nặng hoặc thậm chí là tử vong do các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. 

Ảnh hưởng tâm lý

Nghiên cứu cho thấy cháy rừng, lũ lụt và sóng nhiệt có thể gây lo lắng, trầm cảm hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương trong vài tháng sau đó. Về lâu dài, nhiều người lớn có khả năng trở nên kiên cường hơn trước những khủng hoảng như vậy, nhưng trẻ em lại có nguy cơ phải chịu những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý khi trưởng thành.

Không chỉ thế, nếu mùa màng bị phá hủy do các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, trẻ em sẽ phải tiêu thụ những loại thực phẩm ít dinh dưỡng hơn, việc này cũng liên quan đến các tình trạng tâm lý như lo lắng và trầm cảm.

Học sinh tiểu học ở Madagascar đứng dưới vạch phấn để đo chiều cao, khi có khoảng một nửa số trẻ em ở nước này bị chậm phát triển. (Ảnh: Kate Holt/WaterAid)

Học sinh tiểu học ở Madagascar đứng dưới vạch phấn để đo chiều cao, khi có khoảng một nửa số trẻ em ở nước này bị chậm phát triển. (Ảnh: Kate Holt/WaterAid)

Vào năm 2021, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về mối liên hệ tiềm ẩn giữa việc tiếp xúc với nhiệt và sức khỏe tâm thần. Kết quả cho thấy tỷ lệ tử vong liên quan đến sức khỏe tâm thần tăng 2,2% khi nhiệt độ tăng 1 độ C.

Nước mặn hơn ảnh hưởng đến thai kỳ của phụ nữ

Nước uống ngày càng trở nên mặn hơn. Một nguyên nhân là do mực nước biển dâng cao, khiến dòng nước mặn chảy vào sông và các nguồn nước ngọt khác khi xảy ra lũ lụt và bão nhiệt đới.

Việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến tình trạng cao huyết áp. Theo thời gian, nó có thể làm tổn thương các tĩnh mạch, động mạch và các cơ quan chính của cơ thể (bao gồm não, tim, thận và mắt) vì nhìn chung chúng phải làm việc "năng suất" hơn rất nhiều.

Phụ nữ đi lấy nước uống ở Bangladesh. (Ảnh: NurPhoto/Getty Images)

Phụ nữ đi lấy nước uống ở Bangladesh. (Ảnh: NurPhoto/Getty Images)

Cao huyết áp còn nguy hiểm gấp đôi đối với phụ nữ mang thai và thai nhi. Tại quận ven biển Dacope Upazila (Bangladesh), các nhà nghiên cứu đã kiểm tra nước tiểu của phụ nữ mang thai và nhận thấy họ tiêu thụ tới 15g muối mỗi ngày chỉ qua nước uống (tùy thuộc vào nguồn nước họ lấy). Con số này cao gấp 3 lần so với mức được WHO khuyến nghị.

Một nghiên cứu khác trong cùng khu vực đã phát hiện ra mối liên hệ giữa nước uống mặn và bệnh cao huyết áp hoặc tiền sản giật ở phụ nữ mang thai. Các chuyên gia cho rằng gần 1/5 diện tích Bangladesh sẽ chìm trong nước vào năm 2050.

Mất an ninh lương thực

Hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn khiến việc trồng ngũ cốc, trái cây và rau quả trở nên khó khăn hơn. Các quốc đảo nhỏ ở Caribe, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương phải gánh chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng, một phần vì hầu hết người dân sống gần biển.

Trên những hòn đảo này, khoảng 80% - 95% thực phẩm tại siêu thị được nhập khẩu từ nơi khác, và ở Caribe, các nhà kho và siêu thị chỉ có sẵn hàng đủ để cung cấp trong vòng một tháng. Có rất ít trang trại thương mại ở những khu vực này, khiến người dân phải vật lộn để triển khai các dự án nông nghiệp trước nguy cơ xảy lũ lụt nghiêm trọng.

Người phụ nữ tìm rau trong khu vườn của mình ở Tanna (Vanuatu) sau khi thời tiết khô hạn kéo dài tàn phá mùa màng vào năm 2019. (Ảnh: Mario Tama/Getty Images)

Người phụ nữ hái rau trong khu vườn của mình ở Tanna (Vanuatu) sau khi thời tiết khô hạn kéo dài, tàn phá mùa màng vào năm 2019. (Ảnh: Mario Tama/Getty Images)

Trong khi đó, thực phẩm nhập khẩu thường có xu hướng được chế biến kỹ, mặn hơn, ngọt hơn và không tốt cho sức khỏe, khiến tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm (NCD) tăng cao.

Kết quả là, những người sống ở một trong 39 quốc đảo nhỏ có nguy cơ tử vong cao nhất vì một trong 4 bệnh không lây nhiễm chính: ung thư, tiểu đường, bệnh tim và bệnh phổi.

Căng thẳng do nắng nóng cực độ

Nắng nóng như thiêu đốt trong năm 2023 đã phá vỡ kỷ lục ở Châu Âu, Trung Quốc và Bắc Mỹ. Nắng nóng là một trong những tác động nguy hiểm nhất của cuộc khủng hoảng khí hậu và là nguyên nhân hàng đầu gây ra những cái chết liên quan đến thời tiết ở Mỹ.

Một trong những cách cơ thể con người giữ mát là đổ mồ hôi, nhưng chức năng này cũng có giới hạn. Khi trời quá nóng, nhiệt độ cơ thể tăng nhanh hơn, máu chảy đến các cơ quan khác chậm hơn và thận phải làm việc nhiều hơn. Điều này gây căng thẳng cho tim và có thể dẫn đến suy nội tạng.

Các nhà khoa học cho rằng say nắng là tình trạng nghiêm trọng nhất liên quan đến nhiệt. Đặc biệt, những người làm công việc đòi hỏi phải lao động chân tay nhiều giờ dưới ánh nắng mặt trời sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn khi nhiệt độ tăng cao. Tình trạng "stress nhiệt" lặp đi lặp lại có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn và bệnh thận mãn tính.

Một gia đình dừng lại để uống nước khi họ di chuyển trên đường cao tốc ở bang Haryana (Ấn Độ) giữa đợt nắng nóng chết người năm 2018. (Ảnh : Money Sharma/AFP/Getty Images)

Một gia đình dừng lại để uống nước khi họ di chuyển trên đường cao tốc ở bang Haryana (Ấn Độ) giữa đợt nắng nóng chết người năm 2018. (Ảnh: Money Sharma/AFP/Getty Images)

Vào tháng 6/2023, tờ The Guardian tiết lộ những người lao động trẻ nhập cư từ Nepal đã phải trở về địa phương với căn bệnh thận mãn tính sau khi làm việc trong điều kiện nắng nóng khắc nghiệt ở Vùng Vịnh và Malaysia.

Đối với những người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, ảnh hưởng của "stress nhiệt" có thể xảy ra nhanh hơn nhiều. Trời nắng nóng đã khiến nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường phải nhập viện vì lượng đường trong máu xuống thấp đến mức nguy hiểm.

Hàng triệu người phải di dời

Thật khó để dự đoán chính xác có bao nhiêu người sẽ di cư vì khủng hoảng khí hậu, nhưng các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể khiến mọi điều kiện trở nên tồi tệ hơn đối với hơn 100 triệu người phải di dời trên khắp thế giới.

Nhiều người trong số này đã buộc phải di dời khỏi đất nước do xung đột và bạo lực, tuy nhiên Trung tâm Giám sát Di dời Nội bộ - một tổ chức phi chính phủ quốc tế, cho rằng thảm họa khí hậu là nguyên nhân chính khiến số lượng người phải di dời ngày càng tăng.

Lũ lụt ở Pakistan vào năm 2022 đã khiến 10 triệu người phải di dời trong nước so với mức kỷ lục 71 triệu người trên toàn cầu.

Lũ lụt ở Pakistan vào năm 2022 đã khiến 10 triệu người phải di dời trong nước so với mức kỷ lục 71 triệu người trên toàn cầu.

Lũ lụt ở Pakistan vào năm 2022 đã khiến 10 triệu người phải di dời trong nước so với mức kỷ lục 71 triệu người trên toàn cầu.

Theo ước tính của Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, nếu không có gì thay đổi, số người cần viện trợ nhân đạo để phục hồi sau lũ lụt, bão và hạn hán có thể tăng gấp đôi vào năm 2050. Điều đó có nghĩa là hơn 200 triệu người sẽ cần viện trợ hàng năm.

Sự di dời của hàng triệu người cũng đồng nghĩa với việc môi trường sống sẽ trở nên chật chội và mất vệ sinh hơn. Ví dụ, hơn 900.000 người tị nạn Rohingya sống trong những nơi trú ẩn tạm bợ ở Bangladesh, thường được xây dựng trên nền đất không ổn định, dễ bị sạt lở.

Di cư cũng khiến việc kiểm soát các căn bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường và bệnh thận trở nên khó khăn hơn nhiều. 

Những hậu quả mà biến đổi khí hậu gây ra cho hành tinh đang ngày càng trở nên rõ rệt, trong số đó nổi bật là tình trạng hạn hán dữ dội, khan hiếm nước, cháy rừng nghiêm trọng, nước biển dâng, lũ lụt, băng tan ở vùng cực hay các cơn bão thảm khốc…

Trước những thách thức của biến đổi khí hậu, nhiều giải pháp ứng phó đã và đang được tiến hành, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp cải thiện cuộc sống của con người và bảo vệ môi trường tự nhiên. 

Các quốc gia trên thế giới cũng đã có các thỏa thuận để thúc đẩy và giám sát tiến độ triển khai các giải pháp, chẳng hạn như các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs), Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) và Thỏa thuận Paris. Trong đó, ba trụ cột hành động chính gồm: cắt giảm phát thải, thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và tài trợ cho các điều chỉnh cần thiết.

Bình luận

El Nino trở lại

Vì sao El Nino khiến toàn cầu nóng lên nhưng nhiều nơi trên thế giới vẫn rét lạnh kỉ lục?

Ảnh hưởng của El Nino khiến trái đất nóng lên, nhưng miền Bắc Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới vẫn lạnh sâu thậm chí xuất hiện băng tuyết. Vậy lý do là gì?

Vì sao El Nino khiến toàn cầu nóng lên nhưng nhiều nơi trên thế giới vẫn rét lạnh kỉ lục?

Một số đảo san hô quan trọng của Australia nguy cơ biến mất vì khủng hoảng khí hậu

Nhiều đảo san hô quan trọng giúp mở rộng quyền tài phán hàng hải của Australia đang phải đối mặt nguy cơ biến mất do biến đổi khí hậu.

Một số đảo san hô quan trọng của Australia nguy cơ biến mất vì khủng hoảng khí hậu

Giai đoạn 2011 - 2020 là thập kỷ nóng nhất lịch sử, băng tại hai cực mỏng đi 1m mỗi năm

Các chuyên gia cho biết tốc độ biến đổi khí hậu đã tăng nhanh một cách đáng báo động trong giai đoạn 2011 - 2020 và đây cũng là thập kỷ nóng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử.

Giai đoạn 2011 - 2020 là thập kỷ nóng nhất lịch sử, băng tại hai cực mỏng đi 1m mỗi năm

Bài liên quan

Ngành vận tải biển có thể mất 10 tỷ USD mỗi năm do biến đổi khí hậu vào năm 2050

Ngành vận tải biển có thể mất 10 tỷ USD mỗi năm do biến đổi khí hậu vào năm 2050

Tác động của biến đổi khí hậu đối với các cảng, từ thiệt hại đến gián đoạn, có thể khiến ngành vận tải biển thiệt hại tới 10 tỷ USD hàng năm vào năm 2050 và lên tới 25 tỷ USD mỗi năm vào năm 2100. .

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến các sông băng ở dãy Andes

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến các sông băng ở dãy Andes

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến các sông băng ở dãy Andes ở Bolivia, nơi cung cấp nước ngọt cho các vùng đất xung quanh, khiến cư dân El Alto chỉ có thể tiếp cận nguồn nước vào những thời điểm nhất định trong ngày.

Biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây ra mưa lũ 'trăm năm có một' ở Hong Kong

Biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây ra mưa lũ 'trăm năm có một' ở Hong Kong

Mới đây, các nhà khí tượng học tại Hong Kong (Trung Quốc) cho biết biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính gây ra lượng mưa kỷ lục trong vòng 140 năm qua khiến nhiều khu vực ngập lụt nghiêm trọng, đồng thời cảnh báo thành phố phải chuẩn bị tốt hơn cho các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt sắp tới.

Bài nên đọc

Bảng LED cổng chào, trường học tại nhiều địa phương bị hack, thay đổi nội dung

Bảng LED cổng chào, trường học tại nhiều địa phương bị hack, thay đổi nội dung

Cục An toàn thông tin xác nhận rằng những bảng điện tử LED bị thay đổi nội dung thường có xuất xứ không rõ nguồn gốc, thế hệ cũ. Chỉ cần điện thoại kết nối chung wifi với bảng LED, người dùng có thể thay thông tin bằng cách sử dụng một số ứng dụng trên điện thoại.

Tại Việt Nam, gần 90% nạn nhân của các vụ lừa đảo trực tuyến là nữ

Tại Việt Nam, gần 90% nạn nhân của các vụ lừa đảo trực tuyến là nữ

Trung tướng Nguyễn Minh Chính nêu rõ tại Việt Nam gần 90% nạn nhân của các vụ lừa đảo trực tuyến là nữ. Cứ 10 nạn nhân lừa đảo trực tuyến thì có 9 người là phụ nữ.

Hội An: Cấm hát karaoke trên sông tại rừng dừa Bảy Mẫu

Hội An: Cấm hát karaoke trên sông tại rừng dừa Bảy Mẫu

UBND xã Cẩm Thanh (TP Hội An, Quảng Nam) nghiêm cấm tất cả loại hình hát karaoke trên sông phục vụ du khách tham quan tại điểm du lịch rừng dừa Bảy Mẫu.

Tin mới

Tử vi tuổi Tuất năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh có vận đào hoa khởi sắc

Đời sống

Tử vi tuổi Tuất năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh có vận đào hoa khởi sắc

12/02/2024

Tử vi tuổi Tuất năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Mậu Tuất 1958, Canh Tuất 1970, Nhâm Tuất 1982, Giáp Tuất 1994, Bính Tuất 2006.

Tử vi tuổi Dậu năm Giáp Thìn 2024: Gợi ý năm sinh đón tin vui tài lộc

Đời sống

Tử vi tuổi Dậu năm Giáp Thìn 2024: Gợi ý năm sinh đón tin vui tài lộc

12/02/2024

Tử vi tuổi Dậu năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Đinh Dậu 1957, Kỷ Dậu 1969, Tân Dậu 1981, Quý Dậu 1993, Ất Dậu 2005.

Tử vi tuổi Ngọ năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh gặt hái được những thành công

Đời sống

Tử vi tuổi Ngọ năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh gặt hái được những thành công

12/02/2024

Tử vi tuổi Ngọ năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Giáp Ngọ 1954, Bính Ngọ 1966, Mậu Ngọ 1978, Canh Ngọ 1990, Nhâm Ngọ 2002.

Tử vi tuổi Tỵ năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh tài khí tăng mạnh

Đời sống

Tử vi tuổi Tỵ năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh tài khí tăng mạnh

11/02/2024

Tử vi tuổi Tỵ năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Ất Tỵ 1965, Đinh Tỵ 1977, Kỷ Tỵ 1989, Tân Tỵ 2001.

Tử vi tuổi Thìn năm Giáp Thìn 2024: Điềm báo tin vui tài lộc, sự nghiệp

Đời sống

Tử vi tuổi Thìn năm Giáp Thìn 2024: Điềm báo tin vui tài lộc, sự nghiệp

11/02/2024

Tử vi tuổi Thìn năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Giáp Thìn 1964, Bính Thìn 1976, Mậu Thìn 1988, Canh Thìn 2000.

Hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp để gia tiên độ trì bình an quanh năm?

Đời sống

Hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp để gia tiên độ trì bình an quanh năm?

11/02/2024

Hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp, giờ nào tốt để đón tài lộc, may mắn, thuận lợi về cho gia đình, cho gia đình năm mới an khang thịnh vượng.

Tử vi tuổi Mão năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh thu hút tài lộc

Đời sống

Tử vi tuổi Mão năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh thu hút tài lộc

11/02/2024

Tử vi tuổi Mão năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Quý Mão 1963, Ất Mão 1975, Đinh Mão 1987, Kỷ Mão 1999.

Tử vi tuổi Dần năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh đón may mắn tài lộc

Đời sống

Tử vi tuổi Dần năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh đón may mắn tài lộc

10/02/2024

Tử vi tuổi Dần năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Nhâm Dần 1962, Giáp Dần 1974, Bính Dần 1986, Mậu Dần 1998, Canh Dần 2010.

Tử vi tuổi Sửu năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh thăng chức, tăng lương thần tốc

Đời sống

Tử vi tuổi Sửu năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh thăng chức, tăng lương thần tốc

10/02/2024

Tử vi tuổi Sửu năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Tân Sửu 1961, Quý Sửu 1973, Ất Sửu 1985, Đinh Sửu 1997, Kỷ Sửu 2009.

Ngắm bộ sưu tập tiền hình rồng ấn tượng của chàng trai 9x tại Hà Nội

Multimedia

Ngắm bộ sưu tập tiền hình rồng ấn tượng của chàng trai 9x tại Hà Nội

10/02/2024

Là người đã có hàng chục năm sưu tập tiền, nhưng anh Phùng Văn Hùng vẫn luôn cảm thấy mình rất may mắn khi được sở hữu bộ sưu tập tiền hình rồng qua nhiều thời kỳ.