Tạo tài khoản với email

Đăng nhập với

Các nước châu Á đón Tết Nguyên đán như thế nào?

Hoài Phương - Thứ bảy, 27/01/2024, 07:30

Ngoài Việt Nam, các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, Singapore, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc)... cũng tổ chức đón Tết Nguyên đán.

Trung Quốc

Sắc đỏ tràn ngập Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán. (Ảnh: AP)

Sắc đỏ tràn ngập Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán. (Ảnh: AP)

Tết Nguyên đán được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm ở Trung Quốc. Đây là kỳ nghỉ lễ dài nhất tại nước này. Bắt đầu từ ngày 8/12 âm lịch, dân Trung Quốc trên khắp thế giới đổ về quê ăn Tết cùng gia đình. Thời gian nghỉ lễ thường kéo dài đến hết ngày 15/1 âm lịch.

Dịp Tết Nguyên đán, Trung Quốc tràn ngập sắc đỏ từ đồ trang trí cho đến những bao lì xì với mong muốn một năm mới an lành, may mắn. Ngày đầu năm, người lớn tuổi ở Trung Quốc thường tặng phong bì đỏ cho trẻ em hoặc những người chưa lập gia đình. Truyền thống này được phát triển từ phong tục tặng tiền xu để xua đuổi tà ma. Bên cạnh đó họ còn treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ, dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn một năm mới an lành, may mắn. 

Ngoài ra, biểu diễn múa lân, đốt pháo sáng cũng là những hoạt động phổ biến ở Trung Quốc vào dịp đầu năm mới.

Vào thời khắc giao thừa, các thành viên trong gia đình sẽ sum họp, ăn bữa cơm để chào năm mới. Theo quan niệm của người Trung Quốc, bữa cơm giao thừa mang ý nghĩa quan trọng, thể hiện được sự hạnh phúc của mỗi gia đình.

Hàn Quốc

Sáng sớm ngày đầu tiên năm mới, người dân Hàn Quốc thường diện trang phục truyền thống Hanbok.

Sáng sớm ngày đầu tiên năm mới, người dân Hàn Quốc thường diện trang phục truyền thống Hanbok.

Tết Nguyên đán ở Hàn Quốc còn được gọi là Seollal - ngày xua đuổi các linh hồn xấu xa, những điều xui xẻo và chào đón những điều tốt lành. Cũng giống như ở Việt Nam, Tết Seollal bắt đầu từ ngày 1/1 Âm lịch và thường kéo dài trong 3 ngày. 

Trong dịp nghỉ Tết, hầu hết doanh nghiệp Hàn Quốc đều đóng cửa. Người dân nghỉ làm để trở về thăm quê hương, sum vầy bên gia đình. Một nét tương đồng giữa Tết Nguyên đán của Hàn Quốc và Việt Nam là việc đi lại của những người ở xa quê những ngày cận tết khá khó khăn. Việc đặt vé tàu xe cũng phải tiến hành từ rất sớm nếu không muốn mất nhiều thời gian để trở về nhà.

Tuy nhiên, gần đây người dân Hàn Quốc có xu hướng ông bà, cha mẹ ở quê sẽ lên thành phố ăn Tết cùng con cái, thay vì thói quen rời thành phố để về quê ăn Tết như trước đây để tránh việc di chuyển đông đúc và bất tiện.

Sáng sớm ngày đầu tiên năm mới, người dân Hàn Quốc thường diện trang phục truyền thống Hanbok, thực hiện các nghi lễ bái lạy tổ tiên và ăn các món ăn truyền thống như hạt dẻ, lê, bánh, cá khô, đậu phụ, canh bánh gạo, các món chiên vào dịp năm mới. Tham gia các trò chơi dân gian cũng là một hoạt động phổ biến để chào mừng năm mới ơ Hàn Quốc.

Đặc biệt, trước cửa nhà của người Hàn Quốc thường có một cái xẻng bằng rơm (gọi là Bok-jo-ri) mang ý nghĩa hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa, nhận được phúc lộc quanh năm.

Singapore

Trang trí dịp Tết Nguyên đán tại Chùa Răng Phật nằm trong khu phố Tàu ChinaTown của Singapore. (Ảnh: New York Times)

Trang trí dịp Tết Nguyên đán tại Chùa Răng Phật nằm trong khu phố Tàu ChinaTown của Singapore. (Ảnh: New York Times)

Vào những ngày Tết, tại Singapore, người dân địa phương thường tổ chức lễ hội mùa Xuân với 3 sự kiện nổi bật là Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao, Lễ hội đường phố Chingay, cùng nhiều hoạt động khác.

Các lễ hội này kéo dài từ ngày 1/1 Âm lịch đến 15/1 Âm lịch. Mỗi lễ hội đều mang đậm chất xuân, vui tươi và có rất đông người dân tham gia. Lễ hội Hoa đăng thường được tổ chức ngoài trung tuần tháng 1 dương lịch và trước ngày mồng 1 Tết Âm lịch với hình ảnh trang trí chủ đạo của lễ hội ứng với các con vật tượng trưng cho năm đó theo quy luật 12 con giáp.

Lễ hội Singapore River Hongbao thường được tổ chức tại Công viên Esplanade với một chuỗi những hoạt động giải trí. Khi ăn, mọi người cùng đứng quanh bàn ăn, dùng đũa vừa đảo vừa tung các nguyên liệu của món gỏi vào với nhau và trao nhau lời chúc phúc lành. Nguyên liệu được tung lên càng cao thì sang năm càng được nhiều lộc may.

Vào dịp lễ Tết, người Singapore thường ăn bánh tang yuan (bánh trôi tàu) với ý nghĩa đoàn viên, sum họp. Đặc biệt, món Lo-Hei, hay còn được gọi là gỏi cá thịnh vượng Yu Sheng là món ăn phổ biến được dùng trong dịp đầu năm mới. Cũng giống Việt Nam, người thân trong gia đình sẽ dành tặng nhau những bao lì xì màu đỏ để cầu chúc may mắn.

Triều Tiên

Các cô gái Triều Tiên biểu diễn điệu múa ruy băng truyền thống tại Quảng trường Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng để chào mừng Tết Nguyên đán. (Ảnh AP)

Các cô gái Triều Tiên biểu diễn điệu múa ruy băng truyền thống tại Quảng trường Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng để chào mừng Tết Nguyên đán. (Ảnh AP)

Tết Nguyên đán ở Triều Tiên còn được gọi là Seol. Vào ngày đầu năm mới, người dân Triều Tiên thường đến nhà họ hàng, thầy cô, bạn bè hoặc đến đặt hoa ở tượng đài cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và chụp ảnh ở đó. 

Trong ngày đầu năm mới, người dân Triều Tiên có thói quen ăn loại bánh mang tên songpyeon - bánh gạo nặn hình trăng lưỡi liềm thể hiện quan niệm sống "trăng khuyết rồi trăng lại tròn" như cuộc đời thăng trầm, luôn đổi thay, xoay vần.

Vào đêm 30 Tết, các thành viên trong gia đình ở Triều Tiên cùng nhau quét dọn nhà cửa, treo câu đối, tranh Tết, làm cơm Tết và quây quần bên nhau để chuẩn bị đón thời khắc chuyển giao của đất và trời. 

Giống như Việt Nam, người dân Triều Tiên cũng có những nghi lễ đặc biệt để tưởng nhớ tổ tiên. Sau nghi lễ chúc phúc năm mới, trẻ con ùa ra đường chơi cùng nhau, bé trai thả diều và chơi quay; các bé gái thì chơi bập bênh hoặc nhảy dây, trong khi người lớn sẽ chơi bài hoặc các trò chơi truyền thống. 

Indonesia 

Điệu nhảy Barongsai (múa lân) tại Indonesia.

Điệu nhảy Barongsai (múa lân) tại Indonesia.

Dù Tết Âm lịch không phải là một lễ hội tôn giáo ở Indonesia song vào dịp này, những người Indonesia gốc Hoa vẫn có các hoạt động đón mừng Tết tại chùa, nhà thờ và đền.

Vào đêm giao thừa, người Indonesia chuẩn bị đồ cúng gồm chủ yếu là bánh và trái cây đặt trên bàn thờ cúng các vị thần và tổ tiên.

Ở Indonesia hầu hết các ngôi chùa đều mở cửa vào đêm giao thừa và nhiều gia đình đi chùa thắp nến và cầu nguyện các vị thần như Kwan Im, thần tình yêu và thần may mắn. Người Indonesia thường thắp rất nhiều nến trong chùa vì họ tin rằng đó là dấu hiệu cho một tương lai tươi sáng.

Nếu đến Indonesia vào dịp Tết Âm lịch, bạn đừng ngạc nhiên nếu có ai đó chào mừng bạn bằng câu: "Selamat Hari Raya". Câu chúc mừng này có nghĩa là chúc một lễ hội vui vẻ và nó được dùng trong tất cả những dịp lễ hội lớn.

Malaysia 

Khách du lịch chụp đèn lồng đỏ trong chùa bà Thiên Hậu ở Kuala Lumpur, Malaysia. Để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, ngôi chùa này treo 6.000 đèn lồng đỏ. (Ảnh: Xinhua)

Khách du lịch chụp đèn lồng đỏ trong chùa bà Thiên Hậu ở Kuala Lumpur, Malaysia. Để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, ngôi chùa này treo 6.000 đèn lồng đỏ. (Ảnh: Xinhua)

Tại Malaysia, người gốc Hoa chiếm 25% dân số nên Tết âm lịch là một trong những dịp lễ quan trọng nhất tại đất nước này. Giống như các quốc gia đón Tết Nguyên đán khác, đây cũng là dịp để người dân ở Malaysia có dịp đoàn tụ, quây quần.

Tết Nguyên đán của người Hoa - Tết cổ truyền của Malaysia cũng bắt đầu ngày lễ vào ngày 1/1 Âm lịch hàng năm, lễ chính trong 2 ngày, những lễ hội thường kéo dài đến Rằm tháng Giêng. Giống như tại Trung Quốc, Việt Nam,… họ cũng có những phong tục không thể thiếu mỗi dịp Tết đến như lì xì, đoàn tụ gia đình, chúc tết, múa lân, bắn pháo hoa,…

Màn bắn pháo hoa chào năm mới tại Tháp đôi Petronas cùng điệu múa lân, múa sư tử... đã trở thành truyền thống trong dịp Tết. Sắc đỏ tràn ngập khắp các khu phố người Hoa trong ngày Tết. Các trung tâm thương mại rực rỡ với câu đối đỏ, đèn lồng đỏ.

Sở dĩ có tục này là bởi theo truyền thuyết kể lại rằng, ngày Tết cổ truyền được bắt nguồn từ cuộc chiến của con người và một con quái vật thần thoại là Nian. Con quái vật này xuất hiện vào ngày đầu tiên của năm mới để ăn thịt những vật nuôi, cây trồng và thậm chí là cả con người. Vì vậy, người dân đã mang những thực phẩm để ra trước cửa với hy vọng con quái vật sẽ ăn đồ ăn để sẵn mà không tấn công con người. Sau đó người ta phát hiện Nian sợ màu đỏ và tiếng ồn nên hằng năm, cứ vào ngày đầu tiên của năm mới người ta lại treo những chiếc đèn lồng màu đỏ lên cửa và đốt pháo để đuổi Nian đi và để cả năm nó không quay lại nữa. Không chỉ vậy, họ còn tin rằng đây sắc đỏ cũng là màu của sự may mắn, thịnh vượng, cầu mong tài lộc đến.

Người người hòa vào không khí Tết chúc nhau những lời chúc tốt lành và những người thân quen trao những bao lì xì may mắn. Người dân cũng tham gia lễ hội đèn lồng lung linh huyền ảo và đến chùa cầu bình an.

Philippines

Một nhóm thanh niên biểu diễn múa rồng để chào mừng Tết Nguyên đán ở Binondo, Manila. (Ảnh: PNA)

Một nhóm thanh niên biểu diễn múa rồng để chào mừng Tết Nguyên đán ở Binondo, Manila. (Ảnh: PNA)

Philippines được xem là quốc gia có truyền thống đón Tết âm lịch muộn nhất trong lịch sử văn hóa châu Á. Năm 2012, Chính phủ Philippines mới chính thức công nhận Tết âm lịch là một trong những ngày lễ lớn trong năm.

Lễ đón năm mới lớn nhất ở Philippines được tổ chức tại khu phố lịch sử quận Binondo nhộn nhịp ở thủ đô Manila, đây là khu phố người Hoa lâu đời nhất trên thế giới. Ngay cả trước khi được chính thức thành lập vào năm 1594, nhiều thế hệ người Hoa định cư đã sinh sống, gây dựng cơ nghiệp và nuôi nấng gia đình ở đây.

Trong dịp Tết Nguyên đán, bầu không khí ở Binondo cực kỳ sôi động: Đám đông vây quanh những người múa lân, múa rồng, trong khi những chiếc xe xa hoa chở các chính trị gia địa phương và những người nổi tiếng đến phát kẹo hoặc đồ trang sức may mắn miễn phí.

Tiếng trống rộn ràng hòa lẫn tiếng pháo nổ vang. Người bán hàng dọc các con phố với những bàn đầy ắp thức ăn, đồ chơi bằng nhựa và bùa may mắn hứa hẹn sẽ mang lại sự thịnh vượng trong năm mới.

Trong những ngày Tết, người dân thường đi chùa, nhà thờ, cầu cho một năm may mắn, an lành, thịnh vượng. Hoạt động đón mừng năm mới của người Philippines luôn có các màn múa lân, múa rồng.

Ẩm thực trong ngày Tết là món bánh gạo ngọt (Tikoy). Bánh này được làm từ gạo nếp, trộn mỡ heo, đường và nước, sau đó trộn chung với trứng gà, đánh đều trước khi chiên. Sự hòa quyện các nguyên liệu của bánh Tikoy có ý nghĩa cầu chúc cho mọi người trong gia đình luôn bên nhau.

Mông Cổ

Gia đình người Mông Cổ trong trang phục truyền thống đón năm mới. (Ảnh: Tripadvisor)

Gia đình người Mông Cổ trong trang phục truyền thống đón năm mới. (Ảnh: Tripadvisor)

Ngày Tết cổ truyền ở Mông Cổ được gọi là Tết Tsagaan Sar, nghĩa là "Mặt trăng trắng", được xác định theo lịch mặt trăng của người Mông Cổ. Đây là 1 trong 2 ngày tết quan trọng nhất và được chờ đợi nhất ở nước này, ngày tết còn lại là Tết Naadam vào tháng 7.

Tsagaan Sar là dịp lễ truyền thống lâu đời của Mông Cổ, kéo dài trong 3 ngày và diễn ra gần như trùng với thời gian người Việt Nam đón Tết Nguyên đán. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình cùng sum vầy, thắt chặt những mối quan hệ xã hội, cũng như Tết Đoàn viên ở Việt Nam.

Để chào đón năm mới, người Mông Cổ dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại, tắm rửa, sắm sửa những bộ trang phục truyền thống mới và chuẩn bị các món ăn truyền thống. Vào ngày 23 tháng Chạp, sau khi dọn dẹp nhà cửa, người Mông Cổ sẽ tổ chức nghi thức cúng tế thần lửa. Nghi thức rất cầu kỳ và long trọng, vì hỏa thần có vị trí tối cao trong tín ngưỡng Mông Cổ.

Món ăn truyền thống trong dịp Tết là các sản phẩm làm từ sữa, bánh, thịt cừu, thịt bò, thịt ngựa, cơm ăn cùng với sữa đông hay với nho khô…

Theo phong tục truyền thống, vào trước giao thừa nam giới ở Mông Cổ sẽ thực hiện một nghi lễ quan trọng là lên một ngọn đồi hay núi gần đó để cầu nguyện. Sau khi cầu nguyện mỗi người chọn một hướng đi hợp với tuổi để xuất hành. Việc xuất hành đầu năm được cho là sẽ mang lại may mắn cho mọi người.

Trong 3 ngày Tết, người Mông Cổ sẽ chỉ mặc trang phục truyền thống. Mọi người thường tụ họp tại nhà của người già nhất trong vùng, cùng nhau trò truyện, vui đùa, trao đổi các món ăn và thưởng thức.

Ấn Độ

Người dân Ấn Độ đón Tết Nguyên đán.

Người dân Ấn Độ đón Tết Nguyên đán.

Tết Âm lịch tại Ấn Độ được gọi là lễ hội Holi hay còn được biết đến với cái tên Lễ hội của màu sắc. Lễ hội Holi được xem là một trong những lễ hội vào mùa Xuân quan trọng nhất trong năm của người dân Ấn Độ.

Lễ hội Holi là sự đánh dấu thời điểm kết thúc của một mùa đông khắc nghiệt và để chào đón một mùa Xuân tươi mới. Bên cạnh đó, người Ấn Độ cũng cho rằng nắng ấm của mùa xuân sẽ giúp xua tan đi cái lạnh mùa Đông, giống như việc cái thiện đánh lùi cái ác. Trong ngày lễ Holi có diễn ra một sự kiện vô cùng độc đáo và nổi tiếng là mọi người sẽ ném bột màu vào nhau dù có quen nhau hay không.

Bhutan

Hoạt động văn hóa diễn ra trên khắp Bhutan vào dịp Tết.

Hoạt động văn hóa diễn ra trên khắp Bhutan vào dịp Tết.

Tết cổ truyền ở Bhutan được gọi là Losar, là ngày lễ quan trọng nhất năm tại quốc gia này tính theo âm lịch. Tết Losar diễn ra trong vòng 15 ngày và ba ngày đầu tiên của năm mới được xem là ngày quan trọng nhất đối với người dân Bhutan.

Mọi thành viên trong gia đình quay về nhà dù ở xa nơi đâu, cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, bầy biện các mâm cơm, mâm trái cây để cúng tổ tiên cũng là phong tục của người Bhutan. Những mâm cơm thịnh soạn nhiều thực phẩm và hoa quả để tạ ơn thần linh và tổ tiên đã ban tặng cho họ cuộc sống ấm no trong năm cũ.

Theo phong tục truyền thống, trong Tết, người dân đi lễ chùa, múa hát, tổ chức lễ hội. Quốc vương Bhutan sẽ tặng các món quà đầu năm mới cho người dân. Một trong những phong tục độc đáo là tham gia các cuộc thi bắn cung. Nam giới trên khắp đất nước Bhutan cố gắng bắn trúng mục tiêu từ những khoảng cách khác nhau lên đến 100 mét, trong khi phụ nữ nhảy múa và cổ vũ cho tất cả mọi người tham gia.

Mọi ngôi làng ở Bhutan đều tổ chức các cuộc thi bắn cung cho các lễ hội năm mới. Mỗi ngày Tết đều bắt đầu bằng bữa sáng truyền thống và nghi lễ cầu nguyện tại nhà. Dân làng tiến hành dâng thức ăn lên bàn thờ và cầu nguyện tại các ngôi đền tại địa phương. Mọi người cũng dành thời gian thư giãn bên gia đình và bạn bè.

Campuchia

Múa lân, múa rồng ở Campuchia đón năm mới. (Ảnh: Reuters)

Múa lân, múa rồng ở Campuchia đón năm mới. (Ảnh: Reuters)

Dân số gốc Hoa của Campuchia là một trong những dân số nhỏ hơn ở Đông Nam Á, chỉ chiếm khoảng 0,1% tổng dân số của đất nước. Mặc dù vẫn được tổ chức trên khắp đất nước, nhưng lễ đón Tết Nguyên đán của người Campuchia gốc Hoa ít có đám đông khổng lồ và các cuộc diễu hành xa hoa.

Người Campuchia gốc Hoa trang trí nhà cửa, họp mặt gia đình trong các bữa ăn truyền thống và thăm các ngôi đền dân gian của người Hoa để tỏ lòng thành kính với tổ tiên.

Các lễ hội năm mới phổ biến hơn diễn ra vào giữa tháng 4 trong ba ngày mừng năm mới của người Khmer (địa phương gọi là Chol Chnam Thmay), đánh dấu sự kết thúc của mùa thu hoạch.

Thái Lan 

Khu phố người Hoa ở Bangkok, Thái Lan. (Ảnh: AFP)

Khu phố người Hoa ở Bangkok, Thái Lan. (Ảnh: AFP)

Thái Lan được cho là nước có dân số Hoa kiều lớn nhất thế giới, với tới 40% dân số có liên quan đến tổ tiên Trung Quốc. Ngay cả khi các cộng đồng người Hoa hòa nhập tốt vào xã hội Thái Lan, nhiều người tự nhận mình đơn giản là người Thái, thì văn hóa Trung Quốc vẫn được tôn vinh rộng rãi.

Tết Nguyên đán là một trong ba lễ mừng năm mới được tổ chức ở Thái Lan, rơi vào khoảng thời gian từ ngày 1/1 theo lịch Gregory và ngày Songkran (Tết Thái) vào ngày 13/4.

Bangkok tổ chức các lễ hội tại khu phố người Hoa Yaowarat đồ sộ, nơi một thành viên của hoàng gia Thái Lan, thường là một trong các công chúa, luôn xuất hiện và tham gia cuộc vui.

Các lễ hội lớn hơn cũng diễn ra ở tỉnh Nakhon Sawan. Tại huyện Pak Nam Pho, người dân tôn vinh các vị thần hộ mệnh của tỉnh như một phần của lễ đón Tết nguyên đán, tạo ra một lễ hội kéo dài 12 ngày được gọi là Tết Nguyên đán Pak Nam Pho.

Những ngày được chờ đợi nhất là những ngày cuối cùng, khi các đám rước ấn tượng để tôn vinh các linh hồn diễn ra dọc theo các đường phố chính của thành phố. Một là cuộc diễu hành vào buổi tối với ánh sáng rực rỡ, những chiếc kiệu đầy màu sắc, những con rồng được chiếu sáng và những người biểu diễn trong trang phục cầu kỳ.

Sự kiện khác, được lên kế hoạch vào sáng hôm sau, là một đám rước đầy mê hoặc không kém của những người nhào lộn và vũ công, được cho là để làm hài lòng các vị thần và ban phước cho tỉnh. Nhiều buổi biểu diễn, trang trí lễ hội, chợ và sự kiện được tổ chức khắp thành phố, khiến Nakhon Sawan trở thành một trong những nơi thú vị nhất để chào đón năm mới.

Bình luận

Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Mâm cúng hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 đầy đủ, chuẩn phong tục truyền thống

Mâm cúng hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 tùy điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mỗi gia đình sẽ chuẩn bị khác nhau. Tuy nhiên, mâm cúng phải đầy đủ các lễ vật, nghi thức đúng chuẩn phong tục truyền thống.

Mâm cúng hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 đầy đủ, chuẩn phong tục truyền thống

Hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp để gia tiên độ trì bình an quanh năm?

Hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp, giờ nào tốt để đón tài lộc, may mắn, thuận lợi về cho gia đình, cho gia đình năm mới an khang thịnh vượng.

Hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp để gia tiên độ trì bình an quanh năm?

Những lời chúc Tết Giáp Thìn 2024 gửi tới sếp và đồng nghiệp hay nhất

Những lời chúc hay, câu chúc ý nghĩa độc đáo Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 gửi tới sếp và đồng nghiệp là món quà tinh thần đáng quý để tri ân những người đã giúp đỡ mình trong công việc suốt thời gian qua.

Những lời chúc Tết Giáp Thìn 2024 gửi tới sếp và đồng nghiệp hay nhất

Bài liên quan

Bổ sung 118 chuyến bay dịp Tết Nguyên đán 2024 từ TP HCM đi các địa phương

Bổ sung 118 chuyến bay dịp Tết Nguyên đán 2024 từ TP HCM đi các địa phương

Cục HKVN đã chỉ đạo các hãng hàng không tiếp tục bổ sung tải cung ứng trên các đường bay từ TPHCM đi Pleiku, Quy Nhơn, Chu Lai, Buôn Ma Thuột, Huế, Tuy Hòa, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Bình, Hải Phòng, Vinh.

04 khoản tiền người lao động sẽ được hưởng trong dịp Tết Nguyên Đán 2024

04 khoản tiền người lao động sẽ được hưởng trong dịp Tết Nguyên Đán 2024

Sau một năm lao động vất vả, thời điểm Tết Nguyên Đán 2024 đến gần người lao động đều mong đợi những phần lương thưởng. Vậy những khoản tiền nào người lao động sẽ được hưởng trong dịp Tết Nguyên Đán 2024?

Phát hiện gần 1.000 đôi giày 'hàng hiệu' sản xuất gia công chuẩn bị 'tuồn' ra thị trường dịp Tết

Phát hiện gần 1.000 đôi giày 'hàng hiệu' sản xuất gia công chuẩn bị 'tuồn' ra thị trường dịp Tết

Công an TP Hà Nội vừa phát hiện, thu giữ gần 1.000 đôi giày hàng hiệu sản xuất gia công chuẩn bị đưa đi tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán 2024.

Bài nên đọc

Xét xử phúc thẩm xét kháng cáo kêu oan của cựu Cục phó Trần Hùng

Xét xử phúc thẩm xét kháng cáo kêu oan của cựu Cục phó Trần Hùng

Bị tòa cấp sơ thẩm tuyên phạt 9 năm tù về tội nhận hối lộ 300 triệu để "bảo kê” đường dây sách lậu, cựu cục phó Trần Hùng kháng cáo kêu oan.

Hà Nội: Người đàn ông xin tiền tại các nút giao thông khai gì?

Hà Nội: Người đàn ông xin tiền tại các nút giao thông khai gì?

Làm việc với cảnh sát, ông V. khai nhận thi thoảng đi từ đường Nguyễn Trãi về Hà Đông. Khi dừng đèn đỏ ở các nút giao thông, ông V. tiếp cận chủ phương tiện ôtô, xe máy để xin tiền.

Vaccine ngừa ung thư sẽ ra mắt vào năm 2025

Vaccine ngừa ung thư sẽ ra mắt vào năm 2025

Hai công ty công nghệ sinh học từ Mỹ và Đức đã đưa ra những kết quả đầy hứa hẹn của thử nghiệm kết hợp vaccine mRNA với thuốc điều trị ung thư để điều trị khối u ác tính.

Tin mới

Tử vi tuổi Tuất năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh có vận đào hoa khởi sắc

Đời sống

Tử vi tuổi Tuất năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh có vận đào hoa khởi sắc

12/02/2024

Tử vi tuổi Tuất năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Mậu Tuất 1958, Canh Tuất 1970, Nhâm Tuất 1982, Giáp Tuất 1994, Bính Tuất 2006.

Tử vi tuổi Dậu năm Giáp Thìn 2024: Gợi ý năm sinh đón tin vui tài lộc

Đời sống

Tử vi tuổi Dậu năm Giáp Thìn 2024: Gợi ý năm sinh đón tin vui tài lộc

12/02/2024

Tử vi tuổi Dậu năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Đinh Dậu 1957, Kỷ Dậu 1969, Tân Dậu 1981, Quý Dậu 1993, Ất Dậu 2005.

Tử vi tuổi Ngọ năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh gặt hái được những thành công

Đời sống

Tử vi tuổi Ngọ năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh gặt hái được những thành công

12/02/2024

Tử vi tuổi Ngọ năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Giáp Ngọ 1954, Bính Ngọ 1966, Mậu Ngọ 1978, Canh Ngọ 1990, Nhâm Ngọ 2002.

Tử vi tuổi Tỵ năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh tài khí tăng mạnh

Đời sống

Tử vi tuổi Tỵ năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh tài khí tăng mạnh

11/02/2024

Tử vi tuổi Tỵ năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Ất Tỵ 1965, Đinh Tỵ 1977, Kỷ Tỵ 1989, Tân Tỵ 2001.

Tử vi tuổi Thìn năm Giáp Thìn 2024: Điềm báo tin vui tài lộc, sự nghiệp

Đời sống

Tử vi tuổi Thìn năm Giáp Thìn 2024: Điềm báo tin vui tài lộc, sự nghiệp

11/02/2024

Tử vi tuổi Thìn năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Giáp Thìn 1964, Bính Thìn 1976, Mậu Thìn 1988, Canh Thìn 2000.

Hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp để gia tiên độ trì bình an quanh năm?

Đời sống

Hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp để gia tiên độ trì bình an quanh năm?

11/02/2024

Hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp, giờ nào tốt để đón tài lộc, may mắn, thuận lợi về cho gia đình, cho gia đình năm mới an khang thịnh vượng.

Tử vi tuổi Mão năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh thu hút tài lộc

Đời sống

Tử vi tuổi Mão năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh thu hút tài lộc

11/02/2024

Tử vi tuổi Mão năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Quý Mão 1963, Ất Mão 1975, Đinh Mão 1987, Kỷ Mão 1999.

Tử vi tuổi Dần năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh đón may mắn tài lộc

Đời sống

Tử vi tuổi Dần năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh đón may mắn tài lộc

10/02/2024

Tử vi tuổi Dần năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Nhâm Dần 1962, Giáp Dần 1974, Bính Dần 1986, Mậu Dần 1998, Canh Dần 2010.

Tử vi tuổi Sửu năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh thăng chức, tăng lương thần tốc

Đời sống

Tử vi tuổi Sửu năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh thăng chức, tăng lương thần tốc

10/02/2024

Tử vi tuổi Sửu năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Tân Sửu 1961, Quý Sửu 1973, Ất Sửu 1985, Đinh Sửu 1997, Kỷ Sửu 2009.

Ngắm bộ sưu tập tiền hình rồng ấn tượng của chàng trai 9x tại Hà Nội

Multimedia

Ngắm bộ sưu tập tiền hình rồng ấn tượng của chàng trai 9x tại Hà Nội

10/02/2024

Là người đã có hàng chục năm sưu tập tiền, nhưng anh Phùng Văn Hùng vẫn luôn cảm thấy mình rất may mắn khi được sở hữu bộ sưu tập tiền hình rồng qua nhiều thời kỳ.