Tạo tài khoản với email

Đăng nhập với

Những thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới

Hoài Phương - Thứ bảy, 25/11/2023, 08:02

Một số thành phố ở Pakistan, Trung Quốc và Ấn Độ luôn có chất lượng không khí kém đến mức khó có thể xác định đâu là nơi ô nhiễm nhất thế giới.

Theo dữ liệu thời gian thực từ IQAir (công ty công nghệ chất lượng không khí của Thụy Sỹ), trong một hoặc hai ngày mùa cháy rừng, các thành phố như New York, Chicago, San Francisco, Sacramento và Seattle (Mỹ) bị coi là có chất lượng không khí tồi tệ nhất thế giới.

Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra vào mùa cháy rừng. Vậy thành phố nào mới là nơi thường xuyên có chất lượng không khí tồi tệ nhất và tại sao?

Khói cháy rừng biến bầu trời thành phố San Francisco thành màu cam. (Ảnh: CNN)

Khói cháy rừng biến bầu trời thành phố San Francisco (Mỹ) thành màu cam. (Ảnh: CNN)

Đo mức ô nhiễm như thế nào?

Ô nhiễm không khí thường được đo bằng nồng độ các hạt ô nhiễm trong không khí (PM). Theo dữ liệu gần đây nhất của WHO về ô nhiễm bụi mịn PM2.5, trên thế giới có đến hàng trăm thành phố quanh năm có chất lượng không khí có thể gây hại cho sức khỏe.

Công ty IQAir đo mức chất lượng không khí dựa trên nồng độ của các hạt gây hại cho phổi được gọi là PM2.5. Các khảo sát của IQAir thường xuyên được trích dẫn bởi cộng đồng khoa học và cơ quan chính phủ trên thế giới.

Thành phố nào ô nhiễm nhất thế giới?

1. Lahore (Pakistan)

Là thành phố lớn đông đúc với hơn 11 triệu dân tại tỉnh Punjab gần biên giới Ấn Độ, thành phố Lahore (Pakistan) luôn bị xếp vào nhóm những thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới. 

Theo báo cáo của IQAir, chất lượng không khí của Lahore trong năm 2022 là 97,4 microgam PM2.5/m3, cao gấp gần 20 lần so với khuyến nghị của WHO, tăng từ mốc 86,5 microgram một năm trước đó. 

Ô nhiễm không khí trở nên tồi tệ tại Pakistan trong những năm gần đây, khi hỗn hợp khói dầu diesel chất lượng thấp, khói rơm rạ và nhiệt độ mùa Đông lạnh giá kết hợp lại thành những đám khói mù tù đọng.

Tình trạng lớp sương dày đặc khói bụi bao phủ các con đường ở thành phố Lahore (Pakistan). (Clip: AFP)

2. Hòa Điền (Trung Quốc)

Thành phố ô nhiễm thứ hai đứng sau Lahore là thành phố Hòa Điền ở khu vực Tây Bắc Tân Cương (Trung Quốc) với nồng độ PM2.5 trung bình hơn 100 microgam/m3, phần lớn do bão cát gây ra.

Đây là thành phố bụi bặm nhất Trung Quốc, cũng là thành phố duy nhất của quốc gia này nằm trong số 20 địa điểm ô nhiễm nhất trên toàn cầu.

Bão cát từ sa mạc Taklamakan tràn về khiến đường phố Hòa Điền mù mịt. (Ảnh: Li Guilin)

Bão cát từ sa mạc Taklamakan tràn về khiến đường phố Hòa Điền mù mịt khói bụi. (Ảnh: Li Guilin)

3. Bhiwadi (Ấn Độ)

Bhiwadi ở phía Tây bang Rajasthan (Ấn Độ) là thành phố tiếp theo trong bảng xếp hạng. Với nồng độ PM2.5 lên tới 92,7 microgam/m3, Bhiwadi trở thành thành phố ô nhiễm nhất Ấn Độ và ô nhiễm thứ ba trên thế giới.

Một người đạp xe trên con đường bao phủ bởi lớp sương dày đặc ở thành phố (Ảnh: APN)

Một người đạp xe trên con đường bao phủ bởi lớp sương dày đặc ở thành phố Bhiwadi. (Ảnh: APN)

4. Delhi (Ấn Độ)

Delhi nổi lên là đô thị ô nhiễm nhất với mức PM2.5 báo động lên đến 92,6 microgam/m3, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, gần gấp 20 lần giới hạn an toàn. 

Hằng năm khi mùa Đông đến, tình trạng ô nhiễm khói bụi gia tăng tại các khu vực đồng bằng phía Bắc Ấn Độ. Dù giới chức trách thực hiện nhiều biện pháp nhưng tình hình cải thiện không đáng kể và điều này làm gia tăng quan ngại đối với sức khỏe của hàng triệu người.  

Người đi bộ và phương tiện lưu thông trên đường trong lớp sương mờ ở thủ đô New Delhi (Ấn Độ). (Ảnh: PTI)

Người đi bộ và phương tiện lưu thông trên đường trong lớp sương mờ ở thủ đô New Delhi (Ấn Độ). (Ảnh: PTI)

5. Peshawar (Pakistan)

Peshawar là thành phố đông dân thứ sáu ở Pakistan. Nằm gần biên giới Afghanistan ở phía Tây Bắc, Peshawar là nơi sinh sống của khoảng 2 triệu người bị ảnh hưởng bởi chất lượng không khí kém.

Nồng độ PM2.5 trung bình hàng năm của Peshawar là 92 microgam/m3, cao hơn 14 lần so với giới hạn khuyến nghị của WHO.

Người dân Pakistan gần một nhà máy ở ngoại ô thành phố Peshawar. (Ảnh: AFP)

Người dân Pakistan gần một nhà máy ở ngoại ô thành phố Peshawar. (Ảnh: AFP)

Nguyên nhân là gì?

Có một vài lý do khiến những thành phố này có nồng độ PM2.5 cao hơn những nơi khác. Thứ nhất là địa lý, thành phố Hòa Điền nằm gần sa mạc Taklamakan và thường xuyên phải hứng chịu những cơn bão bụi. Còn với những thành phố gần khu vực đồi núi, các chất ô nhiễm sẽ gặp tình trạng tích tụ, khó phân tán. 

Bão cát tại thành phố Hòa Điền. (Ảnh: Li Guilin)

Bão cát tại thành phố Hòa Điền. (Ảnh: Li Guilin)

Ví dụ ở thành phố Delhi, "chạm vào bất cứ thứ gì cũng sẽ bị dính bụi ngay cả khi lau chùi hàng ngày", ông Umesh Kulshrestha, cựu hiệu trưởng Trường Khoa học Môi trường tại Đại học Jawaharlal Nehru ở thủ đô New Delhi cho biết. Theo đó, bụi được tích tụ không chỉ đến từ các sa mạc xa xôi mà còn từ những con đường trải nhựa và công trình xây dựng tại địa phương.

Ngoài ra, ô nhiễm PM2.5 của thành phố Delhi còn đến từ nhiên liệu hóa thạch. Đây cũng là nguyên nhân khiến chất lượng không khí toàn cầu bị ô nhiễm. Chúng làm tăng nhiệt độ toàn cầu cũng như tăng nguy cơ cháy rừng, và có khả năng sa mạc hóa nhiều không gian xanh.

Các nguồn PM2.5 phổ biến khác bao gồm hoạt động trong lò gạch, nhiên liệu sinh học, việc đốt than, rơm rạ... (Ảnh: RS Iyer)

Các nguồn PM2.5 phổ biến khác bao gồm hoạt động trong lò gạch, nhiên liệu sinh học, việc đốt than, rơm rạ... (Ảnh: RS Iyer)

Cả hai nguyên nhân này đều tạo làm tăng nồng độ PM2.5 trong không khí. Khí thải từ phương tiện giao thông, nhà máy điện và các nguồn công nghiệp cũng trực tiếp gây ô nhiễm cho các thành phố tại địa phương.

Ông Kulshrestha nhận thấy rằng trong thời gian phong tỏa vì đại dịch Covid-19 đầu năm 2020, chất lượng không khí của thành phố Delhi đã được cải thiện, với chỉ số AQI giảm 41% nhờ giảm lượng khí thải công nghiệp và phương tiện giao thông lưu hành.

Khí thải từ phương tiện giao thông trực tiếp gây ô nhiễm cho các thành phố tại địa phương. (Ảnh: iStock)

Khí thải từ phương tiện giao thông trực tiếp gây ô nhiễm cho các thành phố tại địa phương. (Ảnh: iStock)

Ông Kulshrestha cho biết thêm ở Nam Á, các nguồn PM2.5 phổ biến khác bao gồm hoạt động trong lò gạch, nhiên liệu sinh học, việc đốt than, rơm rạ... Ông nói rằng Ấn Độ đang nỗ lực tăng cường các nguồn năng lượng tái tạo và thay thế nhiên liệu sinh học bằng khí tự nhiên lỏng - tuy điều này góp phần vào sự nóng lên toàn cầu, nhưng lại có thể giảm PM2.5.

Nhiên liệu hóa thạch gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu. (Ảnh: Getty)

Nhiên liệu hóa thạch không chỉ khiến không khí trở nên ô nhiễm mà còn gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu. (Ảnh: Getty)

Giải pháp là gì?

Mỹ là quốc gia tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, góp phần khiến chất lượng không khí toàn cầu tồi tệ hơn. Tuy nhiên nhiều thập kỷ trước, tình trạng sương mù dai dẳng bao trùm lưu vực Los Angeles của bang California đã thúc đẩy Đạo luật Không khí sạch, từ đó Mỹ đã cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí khắp đất nước.

Lớp sương dày bao phủ khu vực sông Los Angeles. (Ảnh: Los Angeles Times)

Lớp sương dày bao phủ khu vực sông Los Angeles. (Ảnh: Los Angeles Times)

Tương tự, các thành phố ô nhiễm nhất hiện nay cũng đang hành động để bảo vệ bầu không khí của mình. Thủ đô Dhaka của Bangladesh đã ổn định được mức PM2.5 nhờ lệnh cấm sử dụng động cơ hai kỳ cho xe taxi nhằm làm giảm khí thải xe cộ.

Mặc dù nhiều thành phố của Trung Quốc nằm trong số những nơi ô nhiễm nhất, nhưng mức độ ô nhiễm đã giảm đáng kể trong thập kỷ qua kể từ khi nước này thực hiện chính sách không khí sạch.

Đối với thành phố Delhi của Ấn Độ, ông Kulshrestha cho biết chính quyền đang thúc đẩy việc tạo ra các hồ nhân tạo. Sự xuất hiện ngày càng tăng của các hồ nước sẽ khiến nước bốc hơi nhiều hơn, tăng tỉ lệ mưa và giảm bụi ô nhiễm.

Tác hại của bụi mịn PM2.5

Bệnh tâm lý: Ô nhiễm không khí, khói bụi... khiến môi trường thêm ngột ngạt, khó thở, từ đó khiến cho sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng và dẫn đến tâm lý thay đổi thất thường.

Bệnh hô hấp: Quá trình hô hấp là đưa oxy vào phổi. Tại phổi, oxy tiếp xúc với máu, trong máu có chất hemoglobin, chất này kết hợp với oxy, mang oxy đến các tế bào. Bụi mịn cộng với khí CO hay SO2, NO2 nhiều sẽ cản hemoglobin kết hợp oxy khiến tế bào thiếu oxy gây ra kích ứng mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi... và những bệnh về hô hấp. Ngoài ra chất độc trong bụi đi vào cơ thể người sẽ gây bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD).

Nhồi máu cơ tim: Ngoài bệnh về hô hấp, bụi mịn còn tấn công vào phế nang, vượt qua vách ngăn khí - máu để đi vào hệ tuần hoàn và gây bệnh. Bụi mịn cũng có thể khiến chỗ tắc mạch máu bình thường không nghiêm trọng bỗng nhiên bị vỡ, tạo ra nghẽn mạch, gây nhồi máu cơ tim.

Giảm trí nhớ nghiêm trọng: Tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm có thể đẩy nhanh sự suy giảm nhận thức. Sự ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hoạt động não bộ, tăng nguy cơ đột quỵ, chứng mất trí nhớ và trầm cảm.

Bụi PM2.5 còn được mệnh danh là "sát thủ âm thầm" bởi có thể thúc đẩy bệnh xơ gan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa, rối loạn chức năng gan. PM2.5 gây kháng insulin, viêm và tăng biến chứng bệnh tiểu đường. Bụi mịn còn tấn công vào phế nang, vượt qua vách ngăn khí - máu để đi vào hệ tuần hoàn và gây bệnh, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.

Bình luận

El Nino trở lại

Vì sao El Nino khiến toàn cầu nóng lên nhưng nhiều nơi trên thế giới vẫn rét lạnh kỉ lục?

Ảnh hưởng của El Nino khiến trái đất nóng lên, nhưng miền Bắc Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới vẫn lạnh sâu thậm chí xuất hiện băng tuyết. Vậy lý do là gì?

Vì sao El Nino khiến toàn cầu nóng lên nhưng nhiều nơi trên thế giới vẫn rét lạnh kỉ lục?

Một số đảo san hô quan trọng của Australia nguy cơ biến mất vì khủng hoảng khí hậu

Nhiều đảo san hô quan trọng giúp mở rộng quyền tài phán hàng hải của Australia đang phải đối mặt nguy cơ biến mất do biến đổi khí hậu.

Một số đảo san hô quan trọng của Australia nguy cơ biến mất vì khủng hoảng khí hậu

Giai đoạn 2011 - 2020 là thập kỷ nóng nhất lịch sử, băng tại hai cực mỏng đi 1m mỗi năm

Các chuyên gia cho biết tốc độ biến đổi khí hậu đã tăng nhanh một cách đáng báo động trong giai đoạn 2011 - 2020 và đây cũng là thập kỷ nóng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử.

Giai đoạn 2011 - 2020 là thập kỷ nóng nhất lịch sử, băng tại hai cực mỏng đi 1m mỗi năm

Bài liên quan

Chỉ số AQI là gì và cách tra cứu chỉ số chất lượng không khí từng địa phương trên cả nước

Chỉ số AQI là gì và cách tra cứu chỉ số chất lượng không khí từng địa phương trên cả nước

Tra cứu chất lượng không khí bằng chỉ số AQI là điều cần thiết để biết không khí xung quanh sạch hay ô nhiễm và chuẩn bị biện pháp bảo vệ sức khoẻ phù hợp.

Hà Nội bước vào đợt ô nhiễm không khí rất nghiêm trọng, nhiều nơi ở mức kém

Hà Nội bước vào đợt ô nhiễm không khí rất nghiêm trọng, nhiều nơi ở mức kém

Hà Nội nhiều nơi chất lượng không khí đang ở mức kém, khi đi ra đường vào sáng nay người dân có thể dễ dàng quan sát được một bầu trời có lớp mờ sương, hạn chế tầm nhìn.

Ấn Độ buộc đóng cửa trường học vì ô nhiễm không khí trầm trọng

Ấn Độ buộc đóng cửa trường học vì ô nhiễm không khí trầm trọng

Chỉ số chất lượng không khí ở New Delhi (Ấn Độ) hôm nay rơi vào mức nghiêm trọng, khiến đường phố bị nhấn chìm trong lớp bụi dày đặc, một số trường học được lệnh đóng cửa trong hai ngày.

Bài nên đọc

Người lao động được rút BHXH một lần không phân biệt đóng trước hay sau khi có luật mới?

Người lao động được rút BHXH một lần không phân biệt đóng trước hay sau khi có luật mới?

Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, quy định về rút BHXH một lần tiếp tục được điều chỉnh theo hướng người lao động có quyền rút, không phân biệt đóng bảo hiểm trước hay sau khi luật có hiệu lực.

Thiếu niên chạy xe máy trên cao tốc gây tai nạn khiến một người phụ nữ tử vong

Thiếu niên chạy xe máy trên cao tốc gây tai nạn khiến một người phụ nữ tử vong

Vụ tai nạn khiến chị V. tử vong tại chỗ, thiếu niên 14 tuổi bị thương được đưa đi bệnh viện cấp cứu.

Nền tảng blockchain Việt Nam bị hack 47 triệu USD

Nền tảng blockchain Việt Nam bị hack 47 triệu USD

Sàn giao dịch tiền mã hóa phi tập trung KyberSwap thông báo bị tin tặc tấn công vào pool thanh khoản, lấy đi số tiền tương đương 47 triệu USD.

Tin mới

Tử vi tuổi Tuất năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh có vận đào hoa khởi sắc

Đời sống

Tử vi tuổi Tuất năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh có vận đào hoa khởi sắc

12/02/2024

Tử vi tuổi Tuất năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Mậu Tuất 1958, Canh Tuất 1970, Nhâm Tuất 1982, Giáp Tuất 1994, Bính Tuất 2006.

Tử vi tuổi Dậu năm Giáp Thìn 2024: Gợi ý năm sinh đón tin vui tài lộc

Đời sống

Tử vi tuổi Dậu năm Giáp Thìn 2024: Gợi ý năm sinh đón tin vui tài lộc

12/02/2024

Tử vi tuổi Dậu năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Đinh Dậu 1957, Kỷ Dậu 1969, Tân Dậu 1981, Quý Dậu 1993, Ất Dậu 2005.

Tử vi tuổi Ngọ năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh gặt hái được những thành công

Đời sống

Tử vi tuổi Ngọ năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh gặt hái được những thành công

12/02/2024

Tử vi tuổi Ngọ năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Giáp Ngọ 1954, Bính Ngọ 1966, Mậu Ngọ 1978, Canh Ngọ 1990, Nhâm Ngọ 2002.

Tử vi tuổi Tỵ năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh tài khí tăng mạnh

Đời sống

Tử vi tuổi Tỵ năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh tài khí tăng mạnh

11/02/2024

Tử vi tuổi Tỵ năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Ất Tỵ 1965, Đinh Tỵ 1977, Kỷ Tỵ 1989, Tân Tỵ 2001.

Tử vi tuổi Thìn năm Giáp Thìn 2024: Điềm báo tin vui tài lộc, sự nghiệp

Đời sống

Tử vi tuổi Thìn năm Giáp Thìn 2024: Điềm báo tin vui tài lộc, sự nghiệp

11/02/2024

Tử vi tuổi Thìn năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Giáp Thìn 1964, Bính Thìn 1976, Mậu Thìn 1988, Canh Thìn 2000.

Hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp để gia tiên độ trì bình an quanh năm?

Đời sống

Hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp để gia tiên độ trì bình an quanh năm?

11/02/2024

Hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 ngày nào đẹp, giờ nào tốt để đón tài lộc, may mắn, thuận lợi về cho gia đình, cho gia đình năm mới an khang thịnh vượng.

Tử vi tuổi Mão năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh thu hút tài lộc

Đời sống

Tử vi tuổi Mão năm Giáp Thìn 2024: Tiết lộ năm sinh thu hút tài lộc

11/02/2024

Tử vi tuổi Mão năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Quý Mão 1963, Ất Mão 1975, Đinh Mão 1987, Kỷ Mão 1999.

Tử vi tuổi Dần năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh đón may mắn tài lộc

Đời sống

Tử vi tuổi Dần năm Giáp Thìn 2024: Hé lộ năm sinh đón may mắn tài lộc

10/02/2024

Tử vi tuổi Dần năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Nhâm Dần 1962, Giáp Dần 1974, Bính Dần 1986, Mậu Dần 1998, Canh Dần 2010.

Tử vi tuổi Sửu năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh thăng chức, tăng lương thần tốc

Đời sống

Tử vi tuổi Sửu năm Giáp Thìn 2024: Bất ngờ năm sinh thăng chức, tăng lương thần tốc

10/02/2024

Tử vi tuổi Sửu năm Giáp Thìn 2024 chi tiết sự nghiệp, tài lộc, vận hạn... của nam mạng - nữ mạng các tuổi: Tân Sửu 1961, Quý Sửu 1973, Ất Sửu 1985, Đinh Sửu 1997, Kỷ Sửu 2009.

Ngắm bộ sưu tập tiền hình rồng ấn tượng của chàng trai 9x tại Hà Nội

Multimedia

Ngắm bộ sưu tập tiền hình rồng ấn tượng của chàng trai 9x tại Hà Nội

10/02/2024

Là người đã có hàng chục năm sưu tập tiền, nhưng anh Phùng Văn Hùng vẫn luôn cảm thấy mình rất may mắn khi được sở hữu bộ sưu tập tiền hình rồng qua nhiều thời kỳ.